Tình hình thu nhập của người lao động

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam (Trang 45 - 49)

Lực lượng tham gia lao động tại công ty đại bộ phận là những người lao động từ khu vực nông thôn, có thu nhập còn khiêm tốn, mức sống còn thấp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên chất lượng lao động còn thấp. Nhận thức được vấn đề này, Công ty có trách nhiệm tạo việc làm cho họ, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, nhằm cải thiện đời sống và tinh thần cho người lao động, để họ an sinh lập nghiệp. Với gần 1300 lao động trong năm 2008, trong đó có 375 lao động nữ và có 50% trong số lao động này là bộ đội phục viên chuyển ngành, phần lớn được tuyển dụng từ lao động phổ thông tại các địa phương mà có các đơn vị cơ sở đóng. Số lao động này có việc làm thường xuyên, đời sống và điều kiện làm việc nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân 1.500.000đ/người/tháng.

Mức tiền lương và thu nhập bình quân của công ty qua các năm được thể hiện ở biểu 2.6 sau:

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tổng số lao động (Người) 1.322 1.389 1.418 1.300

Tiền lương bình quân (triệu đồng/người) 0,9 0,95 1 1,5

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo lao động Công ty năm 2006,2007,2008)

Nhìn chung mức lương bình quân của lao động trong Công ty những năm qua có những bước chuyển biến tích cực, tăng dần qua các năm, hiện nay với mức lương bình quân 1.500.000 là tương đối cao so với mức lương bình quân lao động trên địa bàn tỉnh, điều này góp phần đáng kể vào quá trình an sinh lập nghiệp cho người lao động tại địa phương, tạo cho họ một niềm tin vào tương lai của công ty để họ cống hiến hết mình vào quá trình lao động sản xuất cho Công ty.

2.1.2.2. Tình hình tài chính

Tình hình tài chính của Công ty được xem là yếu tố quan trọng, thể hiện sức mạnh và vị thế của công ty trên thương trường, là cơ sở để công ty đưa ra các quyết sách quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược về nhân sự. Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn năm 2006-2008 có nhiều biến động. Năm 2008 là năm công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động tiền vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính của công ty qua các năm 2006, 2007, 2008 thể hiện ở các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán tại biểu 2.7 sau:

Biểu 2.7. Bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2006-2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) Tài sản 102.818.306 100 116.729.814 100 96.746.388 100 TSLĐ&ĐTNH 68.827.907 66,94 69.916.275 59,89 62.449.659 64,55 TSCĐ&ĐTDH 33.990.399 36,06 46.813.539 40,11 34.296.729 35,45 Nguồn vốn 102.818.306 100 116.729.814 100 96.746.388 100

- Nợ ngắn hạn 57.952.858 56,36 62.672.538 53,69 50.856.353 52,57- Nợ dài hạn 6.535.544 6,36 5.796523 4,96 10.249.555 10,59 - Nợ dài hạn 6.535.544 6,36 5.796523 4,96 10.249.555 10,59 - Nợ khác 2.326.834 2,26 3.478.951 2,98 - NVCSH 31.388.817 30,53 37.869.199 32,44 35.640.480 36,84 - Nguồn kinh phí và quỹ khác 4.614.253 4,49 6.912.603 3,6

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo lao động Công ty năm 2006,2007,2008)

Qua số liệu ở biểu trên cho thấy, nguồn vốn của Công ty từ năm 2006- 2007 tăng đều và mạnh. Năm 2006, tổng vốn là 102.818.306 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 12.495.107 nghìn đồng tức là tăng 13,83%. Trong đó, TSLĐ tăng 27,96%, chiếm tỷ lệ tương ứng là 66,94% trong tổng vốn. Có sự gia tăng mạnh về TSLĐ trong năm này như vậy là do công ty mở rộng qui mô sản xuất, hoạt động kinh doanh phong phú, đa dạng hơn, tăng chủng loại sản phẩm, mở rộng thị trường nên vốn lưu động dùng vào sản xuất kinh doanh lớn hơn rất nhiều. Năm 2007, TSLĐ vẫn tiếp tục tăng: tăng 13.911.508 nghìn đồng, tức là tăng 1,58%. Trong năm 2007, công ty đầu tư rất mạnh vào việc tân trang, mua mới máy móc thiết bị hiện đại hơn đồng thời nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất, chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường. Có sự đầu tư mạnh như vậy là do trong năm này, sau hơn hai năm đi vào cổ phần hoá, không còn chế độ bao cấp của nhà nước như trước đây nữa, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh. Vì vậy, Công ty phải tích cực đầu tư máy móc thiết bị nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận. Năm 2007, Công ty khá thành công khi NVCSH tăng nhanh từ 31.388.817 nghìn đồng lên 37.869.199 nghìn đồng, tương ứng tăng 20,65% với giá trị tăng tuyệt đối là 6.480.382 nghìn đồng. Năm này, NVCSH chiếm 32,44% trong tổng vốn, tăng 1,91% trong tổng vốn so với năm 2006. Năm 2007 có thể gọi là một năm thành công đối với công ty. Trong 3 năm từ 2005 đến 2007, Công ty kinh doanh đạt hiệu quả khá cao.

Tuy nhiên năm 2008, tiền vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khó khăn. Vốn lưu động tự có ở mức độ rất thấp so với yêu cầu cho sản xuất kinh doanh, vốn vay phục vụ cho sản xuất có những hạn chế nhất định do tác động chung bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, nên hạn ngạch cho vay của các tổ chức tín dụng giảm, bên cạnh đó tỷ lệ lãi vay lại tăng lên mức kỷ lục 21%/năm. Vì vậy, vốn vay không đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất, chi phí tài chính tăng vượt so với kế hoạch dự kiến, và đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty không đạt hiệu quả.

Trong những năm đến, Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao NVCSH để chủ động hơn về nguồn vốn, giảm nợ ngắn hạn và các khoản nợ khác vì các khoản nợ này chiếm chi phí trả lãi vay lớn làm tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cần quan tâm hơn đến công tác đầu tư máy móc, trang thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đầy năng động và gay gắt như hiện nay.

2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Máy móc thiết bị: Công ty có 4 xí nghiệp chế biến gỗ trực thuộc chuyên sản xuất hàng đồ gỗ ngoài trời các loại, được trang bị máy móc nhập khẩu từ Italia, Đài loan, Đức,..đặc biệt các xí nghiệp được trang bị hệ thống lò sấy hơi nước hiện đại theo công nghệ của Italia. Tổng công suất bình quân 700 container 40'/năm. Hệ thống máy móc thiết bị chính: Máy cưa, máy bào, máy chà nhám, lò sấy hơi nước, máy làm mộng âm dương, máy khoan, hai hệ thống dây chuyền sơn...

Nhà xưởng: có 4 xí nghiệp chế biến gỗ trực thuộc chuyên sản xuất hàng đồ gỗ ngoài trời các loại và 1 văn phòng làm việc.

Hệ thống quản lý: Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Công ty đã được tổ chức SGS cấp giấy chứng nhận SGS-COC số 1648. Ngoài ra theo yêu cầu chung của thị trường, công ty đang áp dụng một phần của chương trình quản lý môi trường IS0 14000 và chương trình An sinh xã hội SA8000.

Hiện tại, Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam đang quản lý khoảng 4100 ha rừng trồng bao gồm 3600 ha rừng trồng gỗ keo và 500 ha rừng trồng gỗ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Năng lực khai thác khoảng 500 ha mỗi năm cung cấp cho lĩnh vực nguyên liệu giấy và một phần cho chế biến đồ gỗ. Công ty đang xin cấp giấy chứng nhận FSC cho lĩnh vực này và đang có kế hoạch phát triển vốn rừng tại địa phương cũng như tại nước bạn Lào.

Kể từ tháng 12 năm 2006 công ty là thành viên của VFTN - Mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt nam. VIETNAM FOREST & TRADE NETWORK Công ty là thành viên của Công ty Liên Doanh Nguyên Liệu Giấy Việt- Nhật -VIJACHIP- VIETNAM-JAPAN CHIP CORPORATION.

Nhìn chung, Công ty cổ phần lâm đặc sản Quảng Nam có một cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị tương đối tốt, phù hợp để sản xuất các mặt hàng gỗ cao cấp, bên cạnh đó đội ngũ lao động đông, có kinh nghiệm, vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả, sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị là điều kiện quan trọng đem đến sự thành công cho công ty.

2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w