VI Đào tạo nâng bậc LĐ sản xuất trực tiếp 60 Tại đơn vị Quý 3-1 tháng Tập trung
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương cần hỗ trợ để Công ty làm tốt hơn nữa trong công tác nâng cao động lực thúc đẩy người lao động làm việc như:
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tại chỗ cho công ty một cách thiết thực, tránh thủ tục rườm rà, hình thức; tăng cường hợp tác và liên kết trong đào tạo nhân lực để hạn chế sự dịch chuyển lao động trong ngành.
- Hỗ trợ về hoạt động xúc tiến thương mại để đảm bảo nguồn hàng, tránh tình trạng công nhân nghỉ chờ việc quá nhiều.
- Hỗ trợ tạo được nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách có chính sách ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay vốn phù hợp với chu kỳ trồng rừng . Đối với những vùng rừng trồng ở xa, đi lại khó khăn, nên hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư hạ tầng giúp Công ty có điều kiện thuận lợi hơn trong việc gieo trồng, chăm sóc, khai thác, vận chuyển gỗ nguyên liệu.
KẾT LUẬN
Công tác nâng cao động lực thúc đẩy người lao động làm việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển của công ty. Sự thành công hay thất bại của công ty là ở chỗ công ty có sử dụng tốt các công cụ kích thích lao động để phát huy hết khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Chính vì vậy, nâng cao động lực thúc đẩy người lao động là một đòi hỏi cấp thiết đối với nhà quản trị.
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận về nâng cao động lực thúc đẩy người lao động và căn cứ vào thực trạng của Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần vào công tác tạo và nâng cao động lực thúc đẩy người lao động của Công ty trong thời gian tới.