Kim ngạch xuất khẩu là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với mọi công ty kinh doanh xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu cho ta biết giá trị thu về từ hoạt động xuất khẩu của công ty theo từng thời kỳ. Từ con số đó, ta có thể thấy được công ty kinh doanh đạt hiệu quả hay không, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao – đó cũng chính là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Kim ngạch xuất khẩu có liên quan trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Hiện nay, công ty xuất khẩu hàng hoá vào một thị trường chủ yếu là thị trường Châu Âu; thị trường Đông Âu, thị trường Nhật Bản là thị trường chủ yếu của nguyên liệu giấy.
Thị trường xuất khẩu hiện nay của công ty là: IKEA (Thuỵ Điển): 57%; Pháp : 20%, Italia:17%, thị trước khác: 6%
Biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty.
Hình 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường tương lai sẽ mở rộng thêm sang Mỹ và Canada.
Tình hình sản xuất hàng mộc xuất khẩu trong năm 2008 có những khó khăn do ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh ngoài dự
kiến, tình hình kinh tế khủng hoảng nên đơn hàng của khách bị sụt giảm so với kế hoạch đặt ra, đồng thời khách hàng đưa ra các rào cản về mặt kỹ thuật và chất lượng hàng nghiêm ngặt hơn làm cho công tác điều độ sản xuất mặc dù đã có những chuẩn bị chu đáo nhưng vẫn còn lúng túng.
- Sản lượng hàng mộc xuất khẩu năm 2008 : 6.532,6 m3 tinh chế đạt 87,3% so với kế hoạch.
- Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp năm 2008 : 8.335.124 USD đạt 98,5% so với kế hoạch
- Tổng sản lượng nguyên liệu giấy năm 2008: 78.704 tấn đạt 131,2% so với kế hoạch.
Phần lớn nguyên phụ liệu được nhập từ các nước như: Malayxia, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Singapore như keo dán gỗ, dầu xử lý gỗ, đế chân nhựa, chốt nhựa và các loại gỗ quý…
Ngoài ra công ty còn nhập khẩu chủng loại gỗ keo có chứng chỉ FSC, Bạch đàn FSC, Teak FSC,....để sản xuất hàng bàn ghế ngoài trời.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨYNGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM
Nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa cái mà người lao động mong muốn với khả năng, mức độ đáp ứng của công ty đối với các mong muốn đó. Việc tạo ra sự thoả mãn các yêu cầu cho người lao động cũng là tạo ra động lực cho họ. Điều này mang lại lợi ích cho cả người lao động và công ty. Đối với người lao động, lợi ích mà họ nhận được khi công ty đáp ứng được các mong muốn của họ, đem lại sự thoả mãn trong công việc, họ cảm thấy yên tâm, thoải mái, tự chủ, sáng tạo trong quá trình làm việc, từ đó họ nỗ lực làm việc hết mình và
kết quả là năng suất lao động cao, lợi nhuận tăng, tạo nên uy tín và lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường, đó là lợi ích mà công ty thu được.
Về phía người lao động, để thấy rõ được cái mà người lao động mong muốn nhận được từ phía công ty, một cuộc điều tra chọn mẫu với số lượng 50 người (chiếm 3,8% tổng lao động của Công ty) được tiến hành, trong đó:
+ 10 lao động quản lý và văn phòng + 40 công nhân sản xuất trực tiếp
Kết quả thu được của cuộc điều tra trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty, là cơ sở để nhìn thấy được nhu cầu của người lao động từ công việc của họ.
Qua phiếu khảo sát và kết quả khảo sát động lực làm việc của người lao động tại Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam ở phụ lục 1 và phụ lục 2, cho thấy:
* Về lý do lựa chọn công việc ta thấy, có 10% người lao động trả lời yêu cầu của cuộc sống bắt buộc, 34% người lao động trả lời do bạn bè, bố mẹ tác động, 56% người lao động trả lời do sở thích cá nhân.
Như vậy, người lao động đến với công việc với nhiều lý do khác nhau, nhưng qua số liệu trên cho thấy số người lao động trả lời do sở thích cá nhân chiếm tỷ trọng khá cao, 56% trong tổng số 50 người lao động, đây là cơ sở rất tốt để định hướng cho người lao động thực hiện tốt công việc của mình. Đây cũng là điều mà các nhà làm công tác tạo động lực mong muốn biết trước tiên đối với người lao động.
* Về những điều mà người lao động mong muốn, quan tâm được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, như sau: Thứ nhất, lương cao, các chế độ chính sách ưu đãi; thứ hai, đảm bảo công việc; thứ ba, điều kiện và môi trường lao động tốt; thứ tư, sự đánh giá đầy đủ và công bằng công việc đã
làm; thứ năm, công việc thú vị; thứ sáu, cơ hội đào tạo nâng cao tay nghề; thứ bảy, triển vọng và sự phát triển của công ty.
Như vậy, những nhu cầu, mong muốn mạnh nhất để tạo ra động lực cho người lao động tại công ty hiện nay là tiền lương và các chế độ chính sách ưu đãi. Câu hỏi đặt ra là tại sao lương cao vẫn được người lao động coi trọng nhất và liệu điều đó có phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội không.? Như ta đã biết, Việt Nam hiện nay vẫn được coi là một trong những nước nghèo nên xu hướng người lao động mong muốn có thu nhập cao là điều tất nhiên. Đối với người lao động của Công ty, khi mà thu nhập bình quân đầu người là 18.000.000 đồng/người/năm, thì càng khẳng định tầm quan trọng nhất của tiền lương đối với họ, một đòn bẩy kinh tế tích cực nhất để khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng theo học thuyết về hệ thống hai nhóm yếu tố của F.Herzberg, yếu tố tiền lương mang tính tích cực thì chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự không thoả mãn trong lao động và chỉ dừng lại ở tác dụng đó. Đây là cơ sở quan trọng để định hướng các phương hướng tạo động lực cho người lao động của công ty.
Về phía công ty, để đánh giá khả năng, mức độ đáp ứng thực tế đối với các yêu cầu của người lao động hay nói cách khác để xem xét thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động, sau đây sẽ đi vào xem xét một số khía cạnh của công tác tạo động lực mà công ty đã và đang làm.
2.2.1. Thực trạng việc nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằngyếu tố vật chất tại Công ty yếu tố vật chất tại Công ty
Trong những năm qua, việc nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố vật chất rất được lãnh đạo công ty quan tâm và xem đây là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất kích thích người lao động.
Tiền lương là vấn đề quan tâm của cán bộ công nhân viên cũng như lãnh đạo các doanh nghiệp. Tiền lương có thể tạo động lực kích thích người lao động tích cực làm việc, nâng cao năng suất lao động và cũng có thể là nguyên nhân làm cho người lao động chán nản, rời bỏ tổ chức. Do đó, trong những năm qua Công ty rất quan tâm, chú trọng đến công tác quản trị tiền lương.
* Xây dựng quỹ lương hàng năm làm cơ sở để Công ty lập kế hoạch tổng chi về tiền lương