LÂM ĐẶC SẢN XUẤT KHẨU QUẢNG NAM
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM ĐẶC SẢNXUẤT KHẨU QUẢNG NAM ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC NÂNG CAO XUẤT KHẨU QUẢNG NAM ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.1.1. Tình hình tổ chức của Công ty
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty được thành lập vào năm 1986, với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp liên hiệp lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam – Đà Nẵng. Đến năm 1997, Công ty được đổi tên thành Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. Năm 2004, thực hiện quyết định số 5084/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Công ty được chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần với tên gọi Công ty lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. Năm 2006, Công ty chính thức chuyển thành Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam.
Hiện nay, Công ty là thành viên của Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật, đã chính thức gia nhập mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN). Công ty đã có chứng chỉ COC, ISO 9001-2000, đang thực hiện SA 8000. Công ty đang theo đuổi thực hiện chương trình quản lý rừng bền vững theo các nguyên tắc và tiêu chí FSC.
2.1.1.2. Quá trình phát triển
Trong giai đoạn năm 1986 – 1989, hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất các mặt hàng bàn ghế gỗ tiêu thụ nội địa hoặc uỷ thác cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu khác của Tỉnh và Trung ương. Giai đoạn này hoạt động
kinh doanh của Công ty rất ổn định, công nhân có việc làm và có mức thu nhập khá cao và ổn định. Doanh thu của Công ty năm sau cao hơn năm trước.
Giai đoạn năm 1990 – 1993, nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực, đó là sự chuyển dịch nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế với cơ chế thị trường. Sự thay đổi các chính sách kinh tế làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn trong kinh doanh. Những năm này Công ty kinh doanh thua lỗ và hoạt động kém hiệu quả, công nhân thiếu việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn. Tổng nợ trong giai đoạn này lên đến 552 triệu đồng, lỗ 232 triệu đồng.
Từ năm 1994 đến nay, Công ty vượt qua những sóng gió và khó khăn trong việc xây dựng phương án đổi mới bộ máy tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với yêu cầu đổi mới đất nước cũng như yêu cầu đổi mới Công ty. Công ty vạch rõ định hướng phát triển, làm thủ tục, giấy phép xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài. Cùng với những nỗ lực của ban quản trị và nhân viên, Công ty đã vượt qua những khó khăn, hoạt động ngày càng lớn mạnh.
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng: Công ty hiện đang kinh doanh 2 lĩnh vực chính: Sản xuất-kinh doanh hàng đồ gỗ ngoài trời các loại và trồng rừng - kinh doanh nguyên liệu giấy.
Hoạt động kinh doanh bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Về xuất khẩu:
- Bao gồm hàng nội thất và hàng ngoại thất làm bằng gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng như (chò, dầu, teak, keo, bạch đàn, xoan vườn…)
- Các sản phẩm kết hợp sắt với gỗ, song mây, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (gỗ, song mây, đá cẩm thạch…)
Về nhập khẩu:
- Bao gồm công nghệ và nguyên liệu gỗ tròn, gỗ xẻ, song mây và các nguyên liệu phụ khác nhằm phục vụ cho sản xuất.
- Thông qua các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất dịch vụ và liên doanh hợp tác đầu tư với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có, để phát triển lượng hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo nguồn xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế trong giai đoạn mới.
Nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo pháp luật hiện hành của nhà nước và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để xây dựng các phương án kinh doanh có hiệu quả, quản lý và sử dụng vốn của Công ty đúng quy định và có hiệu quả kinh tế, để đảm bảo trang trải tài chính, thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhà nước. Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng luật định của nhà nước, luôn luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên Công ty.
2.1.1.4. Bộ máy quản lý
Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam triển khai sản xuất, kinh doanh trên phạm vi tỉnh Quảng nam và thành phố Đà Nẵng với các xí nghiệp trực thuộc: Xí nghiệp lâm đặc sản Tam kỳ, Xí nghiệp chế biến lâm sản Điện Ngọc, Xí nghiệp chế biến lâm sản Hoà Nhơn, Xí nghiệp lâm nghiệp Quảng Nam, Xưởng sản xuất hàng mộc xuất khẩu Việt Đức và Văn phòng Công ty đặt tại thôn 5-xã Điện Ngọc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
Sơ đồ tổ chức bộ máy
Việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy của Công ty được căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Hiện tại mô hình tổ chức của Công ty theo hình 2.1.
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘCCÁC PHÒNG BAN THAM MƯU CÁC PHÒNG BAN THAM MƯU
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Qua sơ đồ trên cho thấy, Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến - chức năng xuyên suốt từ cấp Công ty xuống đơn vị trực thuộc.
Với kiểu tổ chức như trên, ban giám đốc thường xuyên theo dõi trực tiếp tình hình hoạt động của các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty nhìn chung phù hợp với quy trình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành, lãnh đạo Công ty dễ theo dõi cũng như nắm bắt được nhu cầu của người lao động để từ đó có các giải pháp
ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
Phụ trách chung, kiêm phụ trách lâm sinh & nguyên liệu giấy
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách sản xuất công nghiệp Phụ trách hành chính, thương mại, phát triển thịPHÓ GIÁM ĐỐC trường & các chương trình
Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng Xúc tiến thương mại Phòng Lâm Sinh & nguyên liệu giấy Xưởng SX Hàng mộc XK Việt Đức Phòng tài vụ XN CB Lâm đặc sản Hoà Nhơn XN LN Quảng Nam Phòng tổ chức hành chính XN Lâm đặc sản Tam Kỳ XN CB lâm đặc sản Điện Ngọc
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ giám sát
tạo ra động lực thúc đẩy người lao động, đem lại hiệu quả kinh doanh lâu dài cho Công ty.
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
+ Giám đốc: là người lãnh đạo, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty, chịu trách nhiệm mọi hoạt động trước pháp luật. Là người trực tiếp chỉ đạo hai phó giám đốc trong các công việc như: lập kế hoạch quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và tổ chức bộ máy sản xuất. Đảm nhận công tác Đảng, công tác thi đua khen thưởng, công tác đối ngoại, kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Phó giám đốc phụ trách hành chính, thương mại, phát triển thị trường và các chương trình: thay thế giám đốc điều hành chung khi giám đốc đi vắng và trực tiếp điều hành và chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động tại 5 xí nghiệp trực thuộc.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất công nghiệp: trực tiếp điều hành và chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động tại 5 phòng ban của văn phòng công ty, phụ trách công tác thu mua nguyên liệu giấy, theo dõi chỉ đạo công tác kinh doanh, công tác tổ chức cán bộ, định mức kinh tế kỹ thuật, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động và công tác xây dựng cơ bản, trực Đảng và theo dõi công tác đoàn thể.
+ Phòng lâm sinh và nguyên liệu giấy: tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, khai thác và cung ứng nguyên liệu giấy.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh cho toàn công ty, theo dõi và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty và báo cáo hoạt động kinh doanh. Đàm phán xây dựng các hợp đồng mua bán ngoại thương.
+ Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp bộ máy lao động, theo dõi ngày công lao động và tính toán tiền lương, xây dựng nội dung, quy chế công tác, quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên. Nghiên cứu đề xuất và khen thưởng và kỷ luật, đào tạo cán bộ trong công ty. Thực hiện công tác văn thư và tổ chức hội họp.
+ Phòng tài vụ: tổ chức kế hoạch kinh doanh của Công ty, giữa các đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập.
+ Phòng xúc tiến thương mại: thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, triển lãm, quảng cáo. Tìm chọn khách hàng, đề xuất ký kết hợp đồng xuất khẩu.
+ Các đơn vị thành viên: được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế trị giá dưới 50 triệu đồng, đối với hợp đồng trên 50 triệu đồng phải gởi trực tiếp lên cho công ty xem xét, phê duyệt mới có giá trị thực hiện.
Với việc phân công chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận; giao cho phòng tổ chức hành chính theo dõi và chăm lo các vấn đề liên quan đến đời sống của người lao động, cho thấy Công ty đã chú trọng đến việc tạo động lực thúc đẩy để người lao động an tâm làm việc và cống hiến.
2.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguồn lực của Công ty
2.1.2.1. Nguồn nhân lực