ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 27)

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được những đặc điểm về tình huống giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với dạng nói và dạng viết. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện : - Phương tiện ngôn ngữ : âm thanh / chữ viết.

- Tình huống giao tiếp : các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp, có sự đổi vai, phản hồi tức khắc, nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích (dạng nói) / không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai, có điều kiện lựa chọn, suy ngẫm, phân tích (dạng viết).

- Phương tiện phụ trợ : ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,... (dạng nói) / dấu câu, kí hiệu văn tự, sơ đồ, bảng biểu,...(dạng viết).

- Từ, câu, văn bản : từ khẩu ngữ, câu văn linh hoạt về kết cấu, về kiểu câu, văn bản không thật chặt chẽ, mạch lạc (dạng nói) / từ được lựa chọn, câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao (dạng viết).

2. Kĩ năng

- Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói (nói : phát âm, ngữ điệu, phối hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, quan sát người nghe, điều chỉnh lời nói,... ; nghe : chăm chú theo dõi, phản ứng lại, đổi vai nói, hồi đáp người nói,...)

- Những kĩ năng thuộc hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết (viết : xác định các nhân tố giao tiếp, lập đề cương, lựa chọn từ ngữ, thay thế từ ngữ, lựa chọn kiểu câu, dùng dấu câu, liên kết câu,... ; đọc : đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc hiểu, tóm tắt nội dung,...)

- Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết : tránh nói như viết, hoặc viết như nói.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về bốn phương diện :

- Phương tiện ngôn ngữ : âm thanh / chữ viết.

- Tình huống giao tiếp : trực diện, tức thời (nói)/ không trực diện, có điều kiện thời gian (viết).

- Phương tiện phụ trợ : ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ (nói)/ dấu câu, các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu (viết).

- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ : khác nhau về các từ ngữ, kiểu câu, kết cấu văn bản đặc trưng cho từng dạng ngôn ngữ

2. Luyện tập

- Nhận diện và phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết qua các ngữ liệu cụ thể (Bài tập 1 và 2 trong SGK). Vận dụng những đặc điểm của hai dạng ngôn ngữ để xem xét ngữ liệu.

- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi sử dụng lẫn lộn ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Bài tập 3 trong SGK)

3. Hướng dẫn tự học

- Kẻ bảng để đối chiếu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo từng đặc điểm.

- Xem lại các bài làm văn của anh (chị) để phát hiện và sửa các lỗi "viết như nói "(nếu có).

- Tập chuyển đoạn hội thoại ở Bài tập 2 trong SGK (dạng ngôn ngữ nói) thành một đoạn văn thuộc ngôn ngữ viết theo hình thức kể lại diễn biến của cuộc hội thoại.

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w