CA DAO THAN THÂN

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 120)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

CA DAO THAN THÂN

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Hiểu được thân phận, nỗi niềm của người phụ nữ nói riêng, người bình dân trong xã hội xưa nói chung qua những câu hát than thân ;

– Thấy được giá trị nghệ thuật của những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng và thể thơ truyền thống trong ca dao ;

- Nắm được phương pháp phân tích ca dao.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Nỗi xót xa, đắng cay, ý thức sâu sắc về thân phận cũng là tiếng nói khẳng định giá trị nhân phẩm, tiếng nói phản kháng của người phụ nữ, người bình dân trong xã hội cũ ;

– Những nét đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong thể hiện xúc cảm trữ tình.

2. Kĩ năng

Tiếp tục rèn luyện việc phân tích ca dao theo đặc trưng thể loại. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Đọc - hiểu văn bản

a) Bài 1, 2, 3 - Nét chung

+ Lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về thân phận phụ thuộc và cuộc đời khổ cực, đắng cay.

+ Dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ. - Nét riêng

+ Bài 1 : Thân phận người phụ nữ được so sánh với "tấm lụa đào" đẹp, bền, tươi tắn. Người phụ nữ ý thức được tuổi thanh xuân và giá trị của mình nhưng số phận của họ lại chông chênh, không có gì đảm bảo.

+ Bài 2 : Thân phận người phụ nữ được ví như "giếng giữa đàng".

Nỗi ngậm ngùi về thân phận hoàn toàn phụ thuộc hoàn cảnh. Hai bài ca dao mang đậm giá trị nhân văn và tiếng nói tố cáo.

+ Bài 3 : Dùng thể hứng (tức cảnh sinh tình) thường gặp để diễn tả nỗi buồn khổ của thân phận phụ nữ trong hôn nhân phong kiến, nhất là trong cảnh tảo hôn.

b) Bài 4 : Cô gái tâm sự với người yêu, bộc bạch nỗi lo sợ của mình khi cùng chàng đi đến hôn nhân. Nỗi lo sợ của cô gái được biểu hiện một cách sinh động khi thì hình thức đối cảnh sinh tình, khi trực tiếp qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Bài ca là tiếng nói thương yêu nhưng mang tâm trạng lo lắng cho số phận, cho duyên tình vì trong xã hội xưa tình yêu tha thiết đâu đã dẫn đến hôn nhân.

c) Bài 5 : Con cò trong bài ca là một ẩn dụ, một hình ảnh mang tính biểu tượng về người nông dân. Tình cảnh và tâm sự của con cò ngầm ý diễn tả cảnh sống lầm than và nỗi chua xót đắng cay của thân phận nhưng quan trọng hơn là sự khẳng định phẩm chất tâm hồn cao đẹp của người nông dân trong xã hội xưa (chú ý phân tích sự đối lập về tình ý giữa lời kêu cứu khẩn thiết với ước nguyện được "xáo nước trong" của con cò).

d) Ý nghĩa văn bản

Thân phận, nỗi niềm của người phụ nữ nói riêng, người bình dân nói chung trong xã hội ngày xưa.

2. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng các bài ca dao.

– Ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng được dùng trong các bài ca

dao trên, sưu tầm các câu ca dao có hình ảnh biểu tượng.

– Phát biểu suy nghĩ về ý kiến : "Các nhà thơ học được thơ ở trong ca dao" (Đỗ Bình Trị).

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w