THƠ HAI-CƯ

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 149)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

THƠ HAI-CƯ

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Bước đầu làm quen với thơ hai-cư, thể loại thơ truyền thống của Nhật Bản ;

– Hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ hai-cư.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Đặc điểm hình thức và nội dung thơ hai-cư. – Ba-sô và giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. – Bu-son và giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng

–Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưngthể loại.

– Phân tích ý nghĩa, nội dung và đặc sắc nghệ thuật thơ hai-cư.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Ba-sô (1644 - 1694) xuất thân trong một gia đình võ sĩ đạo, thích thiền và giao tiếp bạn bè, chú trọng cuộc sống tâm linh, ưa ngao du sơn thuỷ. Nhiều bài thơ, kí được viết trong những hành trình đó.

– Bu-son (1716 - 1783) xuất thân trong một gia đình giàu có. Bu-son còn là một danh hoạ, nên thơ đậm chất hội hoạ, gần gũi cuộc đời, có phong cách riêng và là gương mặt tiêu biểu của thơ hai-cư.

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung – Thơ Ba-sô

+ Bức tranh thiên nhiên và những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên : mùa thu với cành khô và chim quạ ; với cây chuối, gió và tiếng mưa rơi ; mùa xuân với hoa anh đào, mây trời và tiếng chuông.

+ Thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn, hiu quạnh trước thiên nhiên, vũ trụ.

– Thơ Bu-son

+ Mùa xuân tươi tắn với âm thanh của nước chảy ; cây lá đâm chồi ; với mưa và hoa xuân nở tràn, con người đi lại, mua sắm.

+ Bức tranh xuân có thanh âm, màu sắc, có hoạt động của con người. Đó chính là biểu tượng của tình yêu, tuổi trẻ.

b) Nghệ thuật

– Thơ cực ngắn : 3 câu, 17 âm tiết. Ngôn ngữ thơ thật hàm súc cô đọng, nhiều tầng ý nghĩa.

– Hình ảnh chỉ mùa (quý ngữ) gợi ra nhiều sự liên tưởng, tưởng tượng về thời gian, tâm trạng.

c) Ý nghĩa văn bản

– Thơ hướng về cái đẹp của thiên nhiên, tình người.

– Sự hoà đồng, thân thiện giữa thiên nhiên và con người sẽ tạo nên cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

3. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng các bài thơ hai-cư của Ba-sô và Bu-son.

– Những nét tương đồng giữa thơ hai-cư của Ba-sô và Bu-son với thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

ĐỌC THÊM

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w