II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa ;
- Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ.
- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Về nội dung : Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.
- Về nghệ thuật : thể thơ lục bát ; ngôn ngữ giàu hình ảnh, gần gũi với lời nói hằng ngày ; sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ,...
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Bài 1 : Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ.
- Bài 2 : Khẳng định giá trị đích thực nhưng cũng là nỗi ngậm ngùi về thân phận của người phụ nữ.
- Bài 3 : Diễn tả nỗi chua xót vì lỡ duyên ; qua đó, ca ngợi tình
nghĩa thuỷ chung, bền vững của con người.
- Bài 4 : Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi niềm thương nhớ của trai
gái trong tình yêu.
- Bài 5 : Lời tỏ tình kín đáo, duyên dáng mà rất táo bạo (khai thác
ý nghĩa của hình ảnh bắc cầu dải yếm).
- Bài 6 : Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thuỷ chung của người bình
dân xưa.
b) Nghệ thuật
- Công thức mở đầu : có một hệ thống những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em..."
- Hình ảnh biểu tượng
- Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát. c) Ý nghĩa văn bản
Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao - dân ca.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng sáu bài ca dao.
- Sưu tầm thêm những bài ca dao được mở đầu bằng "Thân em..." và "Ước gì"...