- Bài học là sự củng cố những kiến thức về văn bản nghị luận đã học ở THCS, thông qua luyện tập để rút ra các kiến thức về dàn ý của
NỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích Truyện Kiều - NGUYỄN DU) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tâm trạng của Kiều trong cảnh ngộ từ một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng bị đẩy vào chốn lầu xanh nhơ bẩn ;
- Cảm nhận được tấm lòng trân trọng, sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật ;
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Nỗi thương thân và sự ý thức cao về nhân phẩm của Kiều. - Sử dụng các phép tu từ, hình thức đối xứng.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc - hiểu một đoạn thơ trữ tình. - Rèn luyện kĩ năng phân tích những câu thơ hay. II - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong Truyện Kiều miêu tả cảnh sống ô nhục của Kiều ở lầu xanh.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cảnh sống xô bồ ở lầu xanh với những trận cười, cuộc say,... diễn ra triền miên.
- Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều
+ Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. "Giật mình" : vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.
+ Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận.
- Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều
+ Cảnh vật với Kiều là sự giả tạo ; nàng thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh.
+ Thú vui cầm, kì, thi, họa với Kiều là "vui gượng" - cố tỏ ra vui vì không tìm được tri âm.
b) Nghệ thuật
- Khai thác triệt để các hình thức đối xứng. - Sử dụng ước lệ, điệp từ, v.v.
c) Ý nghĩa văn bản
Nỗi xót xa, đau đớn của Kiều khi sống ở lầu xanh và sự ý thức cao về nhân phẩm của nàng.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Nêu những biện pháp nghệ thuật diễn tả hoàn cảnh và thân phận của Kiều trong đoạn trích.