- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị
TÌ BÀ HÀNH
(BẠCH CƯ DỊ)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu được nỗi xót thương của nhà thơ gửi gắm qua tiếng đàn và lời tự thuật về cuộc đời bất hạnh của người ca nữ trên bến Tầm Dương ;
– Thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình trong tác phẩm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Cảnh ngộ và tâm sự của thi nhân và ca nữ.
– Đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả tiếng đàn tì bà.
2. Kĩ năng
– Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Phân tích được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố miêu tả, tự sự và trữ tình trong bài thơ.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Bạch Cư Dị (772 - 846) là người học rộng đỗ đạt cao, trực tính. Thơ ông giàu yếu tố phê phán hiện thực xã hội và là tiếng nói đồng cảm với những bất hạnh của con người.
– Tì bà hành được coi là một trong những bài thơ Đường hay nhất trong kho tàng thơ cổ điển Trung Hoa, được viết một năm sau sự kiện tác giả bị đày về làm một chức quan nhỏ nhàn rỗi, ở nơi xa xôi hẻo lánh Giang Châu.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Ý nghĩa phê phán xã hội trong việc vùi dập, đày đoạ những con người tài sắc (cảnh ngộ, tâm sự của người ca nữ và của nhà thơ).
– Tinh thần nhân đạo thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ những bất hạnh của người đời.
Đoạn thơ cuối thể hiện rõ sự đồng cảm, đồng điệu giữa thi nhân và ca nữ tuy họ ở những vị trí xã hội khác nhau :
Nghe não nuột khác tay đàn trước, Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi. Lệ ai chan chứa hơn người ?
Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh.
b) Nghệ thuật – Miêu tả tiếng đàn.
– Kết hợp các yếu tố trữ tình với miêu tả, tự sự.
c) Ý nghĩa văn bản
Những bất hạnh cuộc đời của những con người đa tài, đa cảm và sự đồng điệu, đồng cảm giữa những số phận ấy. Bài thơ mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
3. Hướng dẫn tự học
– Học thuộc lòng những đoạn thơ hay, đặc biệt những câu thơ miêu tả tiếng đàn tì bà.
– Vì sao nói Tì bà hành là một văn bản trữ tình mặc dù bài thơ có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự ?
ĐỌC THÊM
NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ
(Khuê oán - VƯƠNG XƯƠNG LINH) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Thấy được diễn biến tâm trạng của người chinh phụ, qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa, đề caokhát vọng sống của con người ;
- Cảm nhận được tư tưởng nhân đạo hoà bình ; – Nhận ra được cấu tứ độc đáo của bài thơ. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Tâm trạng của người thiếu phụ diễn biến theo tác động của ngoại cảnh, tinh thần phản đối chiến tranh của bài thơ.
2. Kĩ năng
Nhận biết cấu tứ của bài thơ. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Về tác giả và đặc điểm thơ Vương Xương Linh (SGK).
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Hai câu đầu : Người thiếu phụ "không biết sầu". Nàng trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu cao để thưởng ngoạn cảnh xuân. Tâm lí nhân vật, không gian và thời gian có sự hài hoà tuyệt đối.
- Hai câu cuối : Hình ảnh cây liễu gợi sự li biệt. Bao cảm xúc liên tưởng, hồi ức dấy lên. Nàng nhớ lại phút chia tay và ngẫm bao ngày tháng sống trong cô đơn, nghĩ tới tuổi xuân dần qua, những gì rủi ro mà chồng mình có thể gặp để từ đó tự oán mình, lên án chiến tranh phong kiến.
b) Nghệ thuật
Lối vào đề đặc biệt, cách chuyển đổi về tâm lí nhân vật. c) Ý nghĩa văn bản
Qua diễn biến tâm trạng của người thiếu phụ, nhà thơ đã góp thêm một tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích cấu tứ bài thơ.
ĐỌC THÊM