NGUYỄN TRÃ

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 160)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

NGUYỄN TRÃ

kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho dân nước.

– Thể loại cáo và lối văn biền ngẫu (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Luận đề chính nghĩa : nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hoá, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.

– Bản cáo trạng tội ác được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác nên lời văn gan ruột, thống thiết, chứng cứ đầy sức thuyết phục.

– Quá trình kháng chiến và chiến thắng : hình ảnh đạo quân nhân nghĩa từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, chiến đấu bằng sức mạnh của dân mà trọng tâm là hình ảnh lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn, linh hồn cuộc khởi nghĩa, với những đặc điểm của người anh hùng mang đầy đủ phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh (chú ý phân tích vẻ đẹp sử thi của hình tượng).

– Lời tuyên ngôn độc lập và hoà bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng.

b) Nghệ thuật

Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê ; giọng văn biến hoá linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng.

c) Ý nghĩa văn bản

Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt ; bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.

3. Hướng dẫn tự học

Phân tích sự thể hiện tư tưởng nhân nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi trong bài Đại cáo bình Ngô.

NGUYỄN TRÃI

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Thấy được Nguyễn Trãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hoá lớn và một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà văn, nhà thơ lớn ;

– Hiểu được đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi cho văn học dân tộc ;

– Bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức trân trọng lịch sử và văn hoá dân tộc.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Nguyễn Trãi là người anh hùng toàn đức toàn tài, yêu nước thương dân, có cống hiến nhiều mặt cho dân tộc.

– Nguyễn Trãi là người có công đầu đặt nền móng thi ca tiếng Việt... nhưng chịu nỗi oan khuất lớn nhất trong lịch sử.

2. Kĩ năng

Tiếp cận tìm hiểu đánh giá tác gia văn học. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

a) Cuộc đời

Ông là con người vĩ đại, toàn đức, toàn tài. Dù sống dưới nhiều thời đại, ông luôn chứng tỏ là người yêu nước, thức thời, tài ba lỗi lạc, có nhiều đóng góp với đất nước nhưng luôn bị nghi kị gièm pha cuối cùng chịu tai hoạ thảm khốc.

b) Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Trãi viết đủ loại gồm : văn học, lịch sử, địa lí,... Loại tác phẩm nào cũng có tính chất khai mở cho người sau.

Về quân sự, chính trị : Quân trung từ mệnh tập – được mệnh danh là có sức mạnh hơn mười vạn quân và Đại cáo bình Ngô – một "thiên cổ hùng văn" của đất nước, là những tác phẩm tiêu biểu.

Về thơ ca, ông có Ức Trai thi tập – tập thơ chữ Hán và Quốc âm

thi tập – tập thơ Nôm đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt.

Ngoài ra, ông còn có các tác phẩm về lịch sử như Lam Sơn thực

lục, Văn bia Vĩnh Lăng và tác phẩm Dư địa chí – một tác phẩm có giá

trị cả về địa lí, lịch sử và dân tộc học.

Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Với Quân trung từ

mệnh tập và Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện nổi bật tư

tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tư tưởng yêu nước, thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực.

c) Tư tưởng yêu nước, thương dân, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong văn chương

– Tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước thương dân : dân là trên hết, dân có một sức mạnh vô địch. Dân sống yên ổn, hạnh phúc là khát vọng suốt đời của Nguyễn Trãi.

– Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện những tư tưởng triết lí thế sự, những trải nghiệm đau đớn trong cuộc đời.

– Thơ văn Nguyễn Trãi tràn đầy tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước được tái hiện sinh động trong thơ ông, khi thì trang trọng đầy tính ước lệ của Đường thi, lúc lại bình dị, dân dã, nguyên sơ.

d) Nguyễn Trãi là nhà thơ lớn, người đặt nền móng cho thi ca viết bằng tiếng Việt. Với Quốc âm thi tập, thơ Nôm có địa vị chính thức, là một thành phần của văn học Việt Nam, sánh vai cùng thơ chữ Hán đã có từ lâu.

2. Luyện tập

Nhận diện một chân dung văn hoá lớn của một thời đại. (Các yếu tố về thời đại – xuất thế – anh hùng và bi kịch,...).

3. Hướng dẫn tự học

Đọc lại toàn bộ bài viết của SGK.

ĐỌC THÊM

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍCỦA QUỐC GIA CỦA QUỐC GIA

((Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu

Đại Bảo thứ ba - THÂN NHÂN TRUNG)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ ;

- Cảm nhận được lòng yêu đất nước và tự hào dân tộc ;

– Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà.

– Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

– Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu bài văn chính luận. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

Vài nét về Thân Nhân Trung và bài văn bia (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Vai trò của hiền tài đối với đất nước

+ Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm suy tôn.

+ Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội.

– Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

+ Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương. "Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua". Để kẻ ác "lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng...".

+ Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.

b) Nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng ; lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình.

c) Ý nghĩa văn bản

Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau ; thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước.

3. Hướng dẫn tự học

- Phát hiện những luận điểm, luận cứ của văn bản.

- Suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm, thái độ đối với đất nước của tác giả.

ĐỌC THÊM

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w