NỖI SẦU OÁN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 176)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

NỖI SẦU OÁN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ

(Trích Cung oán ngâm – NGUYỄN GIA THIỀU)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Cảm nhận được tình cảnh cô đơn, tâm trạng thất vọng chán chường của người cung nữ, thấy được tiếng nói đề cao khát vọng hạnh phúc lứa đôi ;

– Nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể ngâm khúc và sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật thể hiện của tác giả.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Thế giới nội tâm đầy bi phẫn của người cung nữ và niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi ngầm ẩn bên trong.

- Bút pháp tượng trưng, tả cảnh ngụ tình và sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật thể hiện của tác giả.

2. Kĩ năng

Biết cách đọc - hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

a)Tác giả

Nguyễn Gia Thiều là người có tài năng đa dạng, tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật. Ông sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm, tác phẩm hầu hết bị thất lạc. Cung oán ngâm là kiệt tác chữ Nôm còn lại.

b) Tác phẩm

Cung oán ngâm là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc,

trước được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ. Qua khúc ngâm, tác giả còn gửi gắm quan niệm của mình về cuộc đời bạc bẽo, phù du.

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Bốn câu đầu : Chuỗi ngày cô đơn, mỏi mòn nơi cung cấm.

Chú ý không gian nơi cung cấm, thời gian ban đêm phù hợp với việc đặc tả tâm trạng của cung nữ đang cô đơn sầu tủi và oán hờn :

"lầu đãi nguyệt", "gác thừa lương", "phòng tiêu",... nơi cung nữ đứng ngồi không yên, bồn chồn ra vào trông ngóng và mỏi mòn trong đau khổ.

– Đoạn còn lại : Tâm trạng thất vọng chán chường của người cung nữ

Cung nữ thấy mình như bông hoa đẹp bị vua nỡ lãng quên ; chẳng khác nào bị giết dần, giết mòn bằng "cái u sầu" khủng khiếp hơn gươm sắc ; cung cấm đã là mồ chôn biết bao nhan sắc vô tội.

Bị bỏ rơi, cung nữ hết ngày lại đêm đứng tủi ngồi sầu, khắc khoải ngóng trông trong vô vọng. Trong tình cảnh chăn đơn gối chiếc, cửa mốc sân rêu, người cung nữ ý thức rất rõ về thân phận mình và kẻ đã gây tai hoạ khủng khiếp cho đời mình và hình thành ý thức phản kháng quyết liệt, ngầm ẩn bên trong niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi.

b) Nghệ thuật

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

– Cách sử dụng từ ngữ để thể hiện tâm trạng nhân vật : chọn lọc, giàu sức biểu cảm và đạt hiệu quả cao.

c) Ý nghĩa văn bản

Cảm hứng nhân văn mang dấu ấn thời đại và nhu cầu khẳng định quyền sống con người biểu hiện ra bằng niềm ai oán và nỗi bi phẫn trước số phận bất hạnh của người cung nữ.

3. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng đoạn trích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– So sánh sự thể hiện tâm trạng của nhân vật người cung nữ trong đoạn thơ trích với tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích Tình

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 176)