- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị
LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu nội dung và vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn.
– Có ý thức vận dụng liên tưởng, tưởng tượng vào làm văn. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Nội dung và vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong làm văn. – Cách vận dụng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình viết văn.
2. Kĩ năng
– Nhận diện và phân tích vai trò của liên tưởng, tượng tượng của nhà văn qua một số văn bản.
– Biết lập dàn ý và viết đoạn văn, bài văn có sử dụng liên tưởng hoặc tưởng tượng.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Liên tưởng là hoạt động tâm lí : từ sự việc này nghĩ đến sự việc kia, từ người này mà liên hệ đến người khác ; liên tưởng nhằm làm nổi bật tính chất, đặc điểm của một sự vật, hiện tượng đời sống ; liên tưởng có các loại : liên tưởng tương cận, liên tưởng tương đồng, liên tưởng đối sánh, trái ngược, liên tưởng nhân quả,...
- Tưởng tượng là hoạt động tâm lí nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng (hình ảnh) trong trí nhớ và sáng tạo ra hình tượng mới ; tưởng tưởng có các loại : tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
- Cần vận dụng liên tưởng, tưởng tượng phù hợp với đối tượng trong quá trình viết văn để bài viết sinh động, hấp dẫn.
2. Luyện tập
– Nhận diện, phân tích vai trò của liên tưởng, tưởng tượng của nhà văn qua một số văn bản.
– Viết đoạn văn, bài văn có sử dụng liên tưởng hoặc tưởng tượng. Ví dụ : Vận dụng liên tưởng, tưởng tượng để viết các đoạn văn về :
+ Vai trò của rừng trong cuộc sống. + Tà áo dài Việt Nam.
+ Thăng Long – Hà Nội, mảnh đất rồng bay.
– Cần có các hình thức đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức và hình thành kĩ năng của HS trong quá trình học.
3. Hướng dẫn tự học
Tự rèn luyện khả năng liên tưởng, tưởng tượng khi viết văn.
TẠI LẦU HOÀNG HẠC