THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 165)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH

(Trích Đại Việt sử lược)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Nhận thức được vẻ đẹp nhân cách của con người Tô Hiến Thành ; – Hiểu được đặc điểm cách viết sử của tác giả.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Cách ứng xử của Tô Hiến Thành : chí công vô tư, uy vũ không khuất phục, danh lợi không đổi lòng,...

– Khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử qua việc lựa chọn hoàn cảnh, sự kiện, lời nói, việc làm,...

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng đánh giá nhân vật trong sử kí. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

Vài nét về tác phẩm và Tô Hiến Thành (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Tô Hiến Thành trước mưu đồ phế lập của Thái hậu :

Tô Hiến Thành đã từng bước đánh bại âm mưu phế lập của Thái hậu. Trước sự liều lĩnh, bất chấp của Thái hậu, Hiến Thành kiên quyết dùng luật pháp để giữ vững kỉ cương, không cho Thái hậu thực hiện mưu đồ tự phế lập.

– Tô Hiến Thành với việc chọn người thay thế mình :

Chức Tể tướng và chức Thái uý là những trọng trách lớn nhất trong triều đình. Việc chọn người thay thế các vị trí ấy là rất hệ trọng. Ở sự kiện chọn người thay thế mình, càng cho thấy sự sáng suốt và tinh thần trách nhiệm vì đất nước của ông.

b) Nghệ thuật

– Viết sử theo lối biên niên, chọn lọc những sự việc, lời nói của nhân vật có giá trị biểu đạt để làm nổi bật phẩm chất nhân vật.

– Tạo kịch tính bất ngờ : chọn lựa đưa ra một cảnh huống có thật nhưng trái với suy đoán thông thường của người đời để khắc hoạ tính cách nhân vật.

– Ngôn ngữ cô đọng, lời văn ngắn gọn,... c) Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp nhân cách của con người vì dân vì nước, biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc trên lợi ích cá nhân.

3. Hướng dẫn tự học

Đạo của người quân tử Nho giáo xưa là "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Trong đoạn trích, Tô Hiến Thành đã giữ vững đạo đó như thế nào ?

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

(Trích Đại Việt sử kí toàn thư - NGÔ SĨ LIÊN)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Nhận thức được vẻ đẹp nhân cách của con người luôn trọng nghĩa nước hơn tình nhà qua ứng xử của Trần Thủ Độ ;

– Thấy được đặc điểm của ngòi bút viết sử Ngô Sĩ Liên. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Vẻ đẹp nhân cách của con người Trần Thủ Độ qua ứng xử trước bốn sự kiện đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Kết cấu rõ ràng, diễn đạt gọn, mạch lạc, lối viết kiệm lời, lựa chọn các sự kiện tiêu biểu.

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng đánh giá nhân vật trong sử kí. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

Vài nét về tác giả, tác phẩm, vai trò và vị trí của Trần Thủ Độ trong triều đình nhà Trần (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

Ứng xử của Trần Thủ Độ trước bốn sự kiện đời sống :

– Với người hặc tội mình : thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân ; khích lệ cấp dưới trung thực và dũng cảm, vạch sai lầm của người khác, cho dù đó là bề trên của mình.

– Với người lính quân hiệu giữ thềm cấm : không vì người vợ yêu quý của mình mà vi phạm kỉ cương phép nước.

– Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước : răn đe kẻ không đủ tư cách, hay luồn lọt nhờ cậy ; khéo nhắc nhở vợ không được dựa vào quyền thế của chồng để làm bậy.

– Gạt bỏ ý định của Trần Thái Tông muốn đưa người anh của Trần Thủ Độ làm tướng : thẳng thắn, cương trực, không vì quyền lợi cá nhân mà phá vỡ kỉ cương, phép nước.

b) Nghệ thuật

– Các sự kiện đều chứa đựng bất ngờ ; bất ngờ sau hơn bất ngờ trước, kịch tính cao.

– Rất kiệm lời, không miêu tả nhiều mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.

c) Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp nhân cách Trần Thủ Độ : không để tình riêng lấn át kỉ cương, phép nước.

3. Hướng dẫn tự học

So sánh Trần Thủ Độ với Tô Hiến Thành trong đoạn trích Thái

phó Tô Hiến Thành.

ĐỌC THÊM

(Trích Đại Việt sử kí toàn thư - NGÔ SĨ LIÊN) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Thấy được cách ứng xử và sự đóng góp của Hưng Đạo Đại Vương đối với đất nước ;

– Hiểu được cách tái hiệnnhân vật lịch sử, lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

-Tài năng đức độ của Hưng Đạo Đại Vương qua cách ứng xử. – Kể chuyện ngắn gọn, khắc hoạ nhân vật qua cử chỉ, lời nói.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu sử kí trung đại. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới thiệu sơ lược về Trần Quốc Tuấn (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

Những phẩm chất của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn – Đề xuất kế sách giữ nước giúp vua Trần Anh Tông : thiên hạ trên dưới một lòng, dân không lìa, vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, tuỳ thời tạo thế.

– Giữ tiết bề tôi : Bản thân được vua trao quyền phong tước cho người có công, nhưng Trần Quốc Tuấn không hề phong cho ai. Ông lấy chuyện Kỉ Tín chết thay cho Hán Cao Tổ, Do Vu chìa lưng chịu giáo để cứu Sở Chiêu Vương, cốt để cho tướng sĩ tắm mình trong đạo thần chủ.

– Dặn con cách chôn cất mai táng khi mình qua đời.

– Tiến cử người hiền tài cho đất nước. Ông tiến người tài giỏi cho đất nước như Dã Trượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu,... Tất cả đều nổi tiếng về văn chương và chính sự. Ông quả là người có có tài mưu lược và giữ gìn trung nghĩa.

– Soạn sách để khích lệ tướng sĩ : sưu tập binh pháp các nhà làm thành bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

b) Nghệ thuật

– Khắc hoạ nhân vật lịch sử qua việc lựa chọn sự kiện, tình tiết,... – Cách kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính,...

c) Ý nghĩa văn bản

Ngợi ca nhân cách vĩ đại của Trần Quốc Tuấn.

3. Hướng dẫn tự học

- Quan điểm của tác giả được thể hiện như thế nào trong văn bản ? - Hãy làm sáng tỏ Trần Quốc Tuấn đã đặt nghĩa nước trên tình nhà.

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 165)