I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm được những kiến thức khái quát về vai trò của tiếng Việt trong đời sống xã hội Việt Nam, nguồn gốc, quan hệ họ hàng và các thời kì phát triển của tiếng Việt.
– Có ý thức trân trọng, gìn giữ tiếng Việt – di sản văn hoá quý giá của dân tộc.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Khái quát về tiếng Việt.
– Nguồn gốc, quan hệ họ hàng và các thời kì phát triển của tiếng Việt.
2. Kĩ năng
Vận dụng những kiến thức đã học trong bài để hiểu thực tiễn sử dụng ngôn ngữ ở địa phương và trong cả nước.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đồng thời là ngôn ngữ có tính chất phổ thông và ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam.
– Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, rất cổ xưa.
– Tiếng Việt thuộc họ Nam Á, có quan hệ gần gũi với tiếng Mường và xa hơn là với nhóm tiếng Môn – Khmer.
– Quá trình phát triển của tiếng Việt trải qua bốn thời kì chính : cổ đại, từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
2. Luyện tập
– Nhận định về vai trò của tiếng Việt trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
– Trình bày hiểu biết về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
– Trình bày các thời kì phát triển của tiếng Việt.
– Xác định những chữ viết đã được dùng để ghi âm tiếng Việt và phân tích vai trò quan trọng của chúng đối với quá trình phát triển của tiếng Việt.
3. Hướng dẫn tự học
– Tìm hiểu về dân tộc và ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của cư dân ở địa phương đang sinh sống.
– Tìm ví dụ về các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
ÔN TẬP VỀ LÀM VĂN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về các kiểu văn bản đã học ;
– Củng cố các kiến thức về quan sát, thể nghiệm, liên tưởng, tưởng tượng và một số kiến thức, kĩ năng nâng cao về làm văn.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Đặc điểm của các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận ; yêu cầu kết hợp các kiểu văn bản trên trong việc tạo lập văn bản.
– Dàn ý của bài văn tự sự, biểu cảm ; quan sát, liên tưởng, tưởng tượng trong việc tạo lập văn bản tự sự, biểu cảm.
– Các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý bài văn thuyết minh. – Các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, diễn dịch, quy nạp ; cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
– Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh. – Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.
2. Kĩ năng
– Phân tích đề, lập dàn ý bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
– Viết đoạn văn tự sự, thuyết minh, nghị luận. – Tóm tắt văn bản tự sự, thuyết minh.
– Viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo. – Trình bày một vấn đề.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Củng cố kiến thức cơ bản qua việc tự đọc SGK, chuẩn bị trước đề cương ôn tập theo các câu hỏi.
– Qua luyện tập để hoàn thiện, nâng cao kiến thức.
2. Luyện tập
Lập dàn ý, viết đoạn văn, tóm tắt văn bản.
3. Hướng dẫn tự học
– Củng cố và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng qua việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận (làm ở nhà).