PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 34)

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC. KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt : lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.

- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt : chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)

- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.

2.Kĩ năng

- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt rất gần gũi với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, do đó cần tận dụng những hiểu biết sẵn có để hình thành kiến thức, kĩ năng, nâng từ hiểu biết theo kinh nghiệm lên thành hiểu biết khoa học.

- Ngôn ngữ sinh hoạt còn gọi là khẩu ngữ, hoặc ngôn ngữ hội thoại, là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để trao đổi ý nghĩ, tình cảm. Nó được dùng chủ yếu ở dạng nói, đôi khi ở dạng viết (nhật kí, tin nhắn,...) .

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản : tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. Làm rõ các đặc trưng đó qua việc phân tích ngữ liệu cụ thể.

2. Luyện tập

Yêu cầu chủ yếu của các bài tập là xác định những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ về tính cụ thể (thời gian, địa điểm, con người, sự việc,... cụ thể trong từng cuộc hội thoại), tính cảm xúc (giọng điệu nói, từ cảm thán, câu cảm thán, biểu hiện nội tâm,...), tính cá thể (lời nói mang giọng điệu riêng của từng người).

3. Hướng dẫn tự học

- Vận dụng kiến thức cơ bản trong phần Ghi nhớ để nhận xét về ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong gia đình hoặc giữa bạn bè.

- Tìm đoạn hội thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm văn học và xem xét những biểu hiện của tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.

TỎ LÒNG

(Thuật hoài - PHẠM NGŨ LÃO)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được "hào khí Đông A" thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại ;

- Nhận thức được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả ; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng.

- Hình ảnh kì vĩ ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu một bài thơ Đường luật. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tìm hiểu chung

a) Tác giả :

Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược Mông - Nguyên.

b) Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

- Vóc dáng hùng dũng

+ Hình ảnh tráng sĩ : hiện lên qua tư thế "cầm ngang ngọn giáo" (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.

+ Hình ảnh "ba quân" : hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng.

+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh "ba quân" mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - "hào khí Đông A".

- Khát vọng hào hùng

Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc"- thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.

b) Nghệ thuật

- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.

- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. c) Ý nghĩa văn bản

Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.

3. Hướng dẫn tự học

- Học thuộc lòng bản dịch thơ.

- Tự đánh giá về quan niệm "chí làm trai" của Phạm Ngũ Lão.

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 34)