TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng-

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 143)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng-

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng-

LÍ BẠCH)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Thấy được tình cảm thắm thiết của Lí Bạch thể hiện qua một buổi đưa tiễn ;

– Nắm được đặc điểm tình và cảnh hoà quyện trong một bài thơ. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.

– Hình ảnh, ngôn ngữ thơ trong sáng, gợi cảm.

2. Kĩ năng

– Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. – Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ lãng mạn lớn của Trung Quốc, được gọi là "thi tiên".

– Bài thơ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Lí Bạch về chủ đề tiễn biệt.

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Tình cảm lưu luyến, bịn rịn của kẻ ở đối với người đi : bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp (yên hoa, tam nguyệt – hoa khói, tháng ba), rời Hoàng Hạc đến Dương Châu, đô thị phồn hoa vào bậc nhất thời Đường.

– Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như con người : chỉ một cánh buồm, rồi cánh buồm cũng mất hút vào khoảng không, xa mãi. Cuối cùng còn lại một dòng Trường Giang mênh mông chảy vào cõi trời :

Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

b) Nghệ thuật

– Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, gịọng điệu thơ trầm lắng.

– Tình hoà trong cảnh, kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự, miêu tả.

c) Ý nghĩa văn bản

Tình bạn sâu sắc, chân thành – điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại.

3. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng bài thơ. Đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ để thấy những chỗ đạt hoặc chưa đạt.

– Nêu một vài bài thơ Việt Nam trung đại về tình cảm bạn bè, từ đó xem xét mối liên hệ mật thiết giữa thơ Đường với thơ Việt Nam.

– Phân tích biện pháp nghệ thuật lấy cái có (hữu) để nói cái không

có (vô) và ngược lại, một biện pháp thường thấy ở thơ Đường trong

bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.

CẢM XÚC MÙA THU

(Thu hứng - ĐỖ PHỦ) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Cảm nhận được lòng yêu nước, thương nhà sâu lắng của Đỗ Phủ trước cảnh chiều thu buồn nơi đất khách ;

– Thấy được kết cấu chặt chẽ và tính chất cô đọng, hàm súc của bài thơ.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.

– Đặc điểm của thơ Đường luật.

2. Kĩ năng

– Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

– Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Đỗ Phủ (712 - 770), nhà thơ hiện thực vĩ đại, được người Trung

Quôc tôn vinh là "thi thánh".

– Thu hứng gồm tám bài, đây là bài mở đầu được xem như cương

lĩnh sáng tác của cả chùm thơ.

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Cảnh mùa thu với những yếu tố gợi buồn : sương trắng, lá cây phong chuyển màu, những địa danh gợi sự hiểm trở, hiu hắt, mây âm u sà giáp mặt đất,... khiến lòng người cũng buồn như cảnh.

– Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi gắn với mối tình nhà và âm thanh của tiếng chày đập vải khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não. Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.

- Bốn câu thơ cuối thể hiện một cách sâu sắc sự quan tâm đến vận mệnh đất nước và lòng thương nhớ quê hương khôn nguôi của tác giả.

b) Nghệ thuật

Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn.

c) Ý nghĩa văn bản

Bài thơ vừa là nỗi buồn riêng thấm thía, vừa là tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời.

3. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng bài thơ. Đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ để tìm ra những chỗ đạt và chưa đạt.

– Chỉ ra tính nhất quán giữa yếu tố cảm xúc và yếu tố mùa thu của từng dòng thơ.

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 143)