PHÚ NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 155)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

PHÚ NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO

(Trích Hàn nho phong vị phú - NGUYỄN CÔNG TRỨ) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Cảm nhận được thú vui trong cảnh nghèo, tinh thần "an bần lạc đạo" của bậc túc nho ;

– Nắm được giọng điệu trào lộng và cách sử dụng từ ngữ. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Cảnh nghèo khó và thú vui trong cảnh nghèo của nhà nho. – Lựa chọn từ ngữ, giọng thơ trào lộng.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu bài phú theo đặc trưng thể loại. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

Vài nét về tác giả, tác phẩm và đặc điểm của thể phú (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Cảnh nghèo khó

Bài phú miêu tả cảnh nghèo. Bốn vế đầu của đoạn trích tác giả nhấn mạnh cái nghèo : "Chém cha cái khó [...] hẳn có".

Lục cực (sáu điều cực của con người) gồm : chết non, bệnh tật, buồn lo, nghèo khó, xấu xa, yếu hèn. Hai tiếng "kìa ai" diễn tả cái nhìn vào chính mình, gợi cho người đọc cảm thông và chia sẻ về những tiêu cực của con người.

– Thú vui trong cảnh nghèo của nhà nho

Cảnh nhà nho nghèo được diễn tả qua nhà cửa, đồ ăn, cách mặc. Tưởng như rất đầy đủ, phong lưu, hạnh phúc vì có tiếng trẻ con,

mèo,... Tâm hồn nhà nho hoà với trăng, sao, gió mát, đằm mình với thiên nhiên, như không biết, chẳng để ý tới vinh nhục. Hai tiếng "phong vị" được tác giả dùng theo nghĩa mỉa mai, châm biếm, tự trào. Cách nói phô trương, ngược giữa số lượng và chất lượng, giữa danh và thực.

b) Nghệ thuật

Cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu trào lộng. c) Ý nghĩa văn bản

Bài phú giúp ta càng thêm yêu cuộc sống của chính mình, dẫu còn nhiều khó khăn.

3. Hướng dẫn tự học

Phân tích thú vui của nhà nho trong cảnh sống bần hàn.

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤUCỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ; – Biết vận dụng các hình thức kết cấu phù hợp để viết một văn bản thuyết minh.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Văn thuyết minh, các loại văn bản thuyết minh.

– Yêu cầu xây dựng văn bản thuyết minh.

– Một số hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Nhận diện và phân tích sự hợp lí về hình thức kết cấu trong một số văn bản thuyết minh.

– Xác định hình thức kết cấu của một số vấn đề thuyết minh. – Vận dụng các hình thức kết cấu phù hợp để viết bài văn thuyết minh.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Văn bản thuyết minh đòi hỏi phải sắp xếp theo mối liên hệ bên trong của sự vật hay theo quá trình nhận thức của con người.

- Văn bản thuyết minh thường kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu theo trình tự không gian, kết cấu theo trình tự lô gích.

- Cần lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

2. Luyện tập

– Nhận diện các hình thức kết cấu trong văn bản thuyết minh. – Lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng kết cấu cho một số đề văn thuyết minh.

Ví dụ : Xây dựng kết cấu cho bài thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, tác phẩm văn học.

3. Hướng dẫn tự học

Sưu tầm và phân tích một số văn bản thuyết minh để nhận ra tính hợp lí trong kết cấu của văn bản.

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 155)