ĐỌC TÍCH LUỸ KIẾN THỨC

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 130)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

ĐỌC TÍCH LUỸ KIẾN THỨC

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Hiểu ý nghĩa của việc đọc để tích luỹ kiến thức ; – Biết cách đọc tích luỹ kiến thức để viết bài văn.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Ý nghĩa của việc đọc để tích luỹ kiến thức. – Một số phương pháp đọc để tích luỹ kiến thức.

2. Kĩ năng

– Nhận diện và phân tích ý nghĩa, giá trị của việc tích luỹ kiến thức qua một số văn bản.

– Đọc tích luỹ kiến thức để viết bài văn. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Đọc chính là cách để thu nhận các thông tin, làm giàu vốn kiến thức của mỗi người.

– Để tích luỹ kiến thức cần biết cách lựa chọn tài liệu, biết các cách đọc lướt, đọc kĩ, đọc sâu ; có phương pháp ghi chép và sử dụng trong bài viết,...

2. Luyện tập

Nhận diện và phân tích ý nghĩa của việc đọc tích luỹ kiến thức trong một số văn bản.

Ví dụ : Thực hành các phương pháp đọc một số văn bản theo những yêu cầu, mục đích khác nhau.

3. Hướng dẫn tự học

Tự rèn luyện kĩ năng đọc để từng bước tích luỹ kiến thức cho bản thân.

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAMTỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Hiểu được sự hình thành và phát triển văn học trung đại qua các giai đoạn ;

– Nắm được nội dung và những đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thời kì văn học này.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Các giai đoạn phát triển.

– Những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật.

2. Kĩ năng

Nhận diện được một thời kì văn học dài nhất trong lịch sử văn học dân tộc.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

a) Các giai đoạn phát triển

– Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV : Đây là thời kì đặt nền móng có tính chất định hướng cho văn học trung đại nói riêng, cho văn học Việt Nam nói chung từ chữ viết đến thể loại, từ nội dung đến hình thức, từ phương thức tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hoá nước ngoài, văn hoá dân gian trong nước đến việc Việt hoá các giá trị văn học dân tộc.

– Từ thế kỉ XV đến hết XVII : văn học chuyển mạnh theo hướng dân tộc hoá từ ngôn ngữ đến thể loại, từ nội dung đến hình thức. Văn học chữ Hán có thành tựu nổi bật về nghệ thuật chính luận, truyện truyền kì và các loại văn sử kí, tựa, bạt, thơ, từ, phú,... Văn học chữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nôm phát triển, lần đầu tiên có những tập thơ Nôm riêng. Hai thể thơ thuần Việt là lục bát và song thất lục bát hình thành, mở ra chân trời mới cho thơ trữ tình và thơ tự sự tiếng Việt.

– Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX : chủ yếu phơi bày hiện thực xã hội bất công và quan tâm đến số phận của con người bình thường, đấu tranh đòi quyền sống, hạnh phúc lứa đôi. Thể loại truyện Nôm và ngâm khúc nở rộ, đạt đến trình độ mẫu mực ; thơ hát nói ổn định và có nhiều tác phẩm xuất sắc ; thơ Nôm Đường luật đạt đến trình độ điêu luyện ; tiểu thuyết chương hồi cũng có nhiều thành tựu. Thể loại kí xuất hiện phong phú. Đây là thời kì toàn thịnh của nền văn học Việt Nam cho thấy những biến đổi sâu sắc về chất so với các giai đoạn văn học trước.

– Nửa cuối thế kỉ XIX : một mặt phản ánh tinh thần yêu nước trong ý thức truyền thống, mặt khác xuất hiện những xu hướng canh tân đất nước. Thơ ca trào phúng có những thành tựu xuất sắc với những tên tuổi lớn. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam Bộ. Đây là giai đoạn chứng kiến những bước chuyển đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam sang thời kì hiện đại.

Văn học trung đại Việt Nam có một vị trí vô cùng quan trọng, luôn gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người, luôn hấp thu mạch nguồn truyền thống văn học dân gian ; hấp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam. Văn học Việt Nam luôn luôn vận động theo hướng dân tộc hoá và dân chủ hoá.

b) Những đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam – Văn học gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người. – Văn học viết luôn hấp thu mạch nguồn văn học dân gian.

– Văn học hấp thu tinh hoa văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam.

– Trong khuôn khổ thi pháp trung đại, văn học Việt Nam luôn vận động theo hướng dân tộc hoá và dân chủ hoá.

– Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật : tính sùng cổ, tính tượng trưng và ước lệ ; sáng tác với tính quy phạm chặt chẽ nhưng cũng luôn phá vỡ tính quy phạm để tạo nên những sáng tạo độc đáo.

2. Luyện tập

– Nhận diện các tác phẩm văn học thời kì này.

– Vận dụng vào việc tìm hiểu và hệ thống hoá những tri thức về các tác phẩm của thời kì này.

3. Hướng dẫn tự học

Nhớ lại những tác phẩm văn học trung đại đã học – thử so sánh những tác phẩm ấy với những tác phẩm văn học dân gian vừa học.

TỎ LÒNG

(Thuật hoài - PHẠM NGŨ LÃO)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Cảm nhận được "hào khí Đông A" và khí phách anh hùng của vị tướng giỏi thời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ;

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế lớn lao, lí tưởng cao cả ; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng.

– Hình ảnh kì vĩ ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu thơ Đường luật. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

a) Tác giả : Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược Mông - Nguyên.

b) Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Vóc dáng hùng tráng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hình ảnh tráng sĩ với tư thế hiên ngang, vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.

+ Hình ảnh "ba quân", với sức mạnh của một đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến, chiến thắng.

+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – "hào khí Đông A".

– Khát vọng hào hùng

Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc"– thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.

b) Nghệ thuật

– Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.

– Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. c) Ý nghĩa văn bản

Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.

3. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng bản dịch thơ.

– Quan niệm "chí làm trai" của Phạm Ngũ Lão có gì gần gũi với "chí nam nhi" trong các sáng tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ?

– Quan niệm chí làm trai của Phạm Ngũ Lão còn có ý nghĩa như thế nào đối với thanh niên ngày nay ?

NỖI LÒNG

(Cảm hoài - ĐẶNG DUNG) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Cảm nhận được tâm trạng bi tráng của người anh hùng được thể hiện trong bài thơ ;

– Thấy rõ những hình ảnh kì vĩ có sức diễn tả mạnh mẽ cảm xúc trữ tình.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Tâm trạng bi tráng của người anh hùng có lí tưởng cao cả trong bi kịch của một thời mất nước. Ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh tráng lệ, giàu sức biểu cảm.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu thơ Đường luật. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

Đặng Dung (? - 1414). Ông tham gia khởi nghĩa chống xâm lược Minh thời Hậu Trần, cuối cùng ôm mối hận cứu nước nhưng không thành.

b) Tác phẩm

Thể thơ thất ngôn bát cú.

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Hai câu đề : Nêu tình huống bi kịch của nhà thơ : tuổi già xộc đến khi việc đời còn dang dở ; một mình đơn độc giữa vũ trụ mênh mông, đắm mình vào những cơn cuồng say để cố quên thế sự. Nỗi bi phẫn cao độ của một con người không làm tròn lí tưởng "trí quân trạch dân", ôm trong lòng mối hận vong quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Hai câu thực : Đối lập bậc anh hùng với người làm nghề hàng thịt và kẻ câu cá, nêu bật quy luật về thời thế như để cố xoa dịu nỗi

đau lớn trong lòng mình, cố lấy cái chung của thế sự để an ủi, thanh minh cho thất bại của cuộc đời riêng.

– Hai câu luận : Nhìn lại mình để ngấm sâu nỗi đau. Sự đối lập giữa câu 5 (chí lớn, khát vọng phò vua giúp nước đem tài trí của mình "tận trung báo quốc") và câu 6 (bất lực trước thời cuộc, không thể thực hiện được cái chí của mình) : tâm trạng bi kịch lên đến đỉnh điểm, mang tầm vũ trụ.

– Hai câu kết : Đóng lại bài thơ, khép lại cảm xúc trữ tình bằng một hình ảnh thơ bi tráng : chưa trả xong thù nước đầu đã bạc ; nhưng không buông xuôi tuyệt vọng mà vẫn hành động đầy chí khí. Hành động bao lần "mài gươm dưới bóng trăng" biểu hiện ý chí cứu nước không bao giờ nguôi ngoai, vơi cạn trong tâm hồn con người đang thất thế và cũng là vang bóng của "hào khí Đông A" trong tâm trạng bi kịch của người anh hùng cứu nước không thành này.

b) Nghệ thuật

– Ngôn từ cô đọng, hình ảnh thơ hoành tráng. – Hình ảnh thơ cú ý nghĩa biểu tượng.

c) Ý nghĩa văn bản

Thể hiện lí tưởng yêu nước, ý chí đấu tranh cứu nước khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một người anh hùng trong thời kì bi thương của lịch sử dân tộc.

3. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng bản dịch thơ.

– Làm rõ vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng thất thế mà vẫn đầy chí khí trong bài thơ.

– Lí giải vì sao bài thơ chất chứa tâm trạng bi kịch nhưng vẫn phảng phất "hào khí Đông A".

CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới, bài 43 - NGUYỄN TRÃI)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Cảm nhận được nét đặc sắc của cảnh ngày hè và trong cách sử dụng từ ngữ sinh động của tác giả.

– Thấy được ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi, sáng tạo một thể thơ có bản sắc riêng cho thơ ca Việt Nam.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động.

– Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bức tranh trong cảnh ngày hè : nhạy cảm với thiên nhiên và cuộc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn "Dân giàu đủ khắp đòi phương".

– Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu thơ Nôm Đường luật.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Xuất xứ : thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi

tập.

– Chủ đề : bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả.

2. Đọc - hiểu văn bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Nội dung

– Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên

+ Mọi hình ảnh đều sống động : hoè đùn đùn, rợp mát như giương ô, cử lọng ; thạch lựu phun trào sắc hoa, sen đang độ nức ngát mùi hương.

+ Mọi màu sắc đều đậm đà : hoè lục, lựu đỏ, sen hồng.

– Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người : nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nập ; chốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn.

Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn yêu sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả.

– Niềm khát khao cao đẹp

Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hoà để "Dân giàu đủ khắp đòi phương".

Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả : luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

b) Nghệ thuật

– Sử dụng từ láy tinh tế, tự nhiên. c) Ý nghĩa văn bản

Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi – tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân – được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.

3. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng bài thơ.

– Bình luận về ước vọng cao đẹp của Nguyễn Trãi trong bài thơ, nhất là hai câu cuối bài.

– Ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi, sáng tạo thể thơ viết bằng tiếng Việt đã được thể hiện như thế nào trong bài thơ ?

ĐỌC THÊM

VẬN NƯỚC

(Quốc tộ - ĐỖ PHÁP THUẬN) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Hiểu được quan niệm của một bậc đại sư về vận nước, từ đó thấy được tấm lòng đối với đất nước của tác giả ;

– Thấy được cách sử dụng từ ngữ và lối so sánh của bài thơ.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Quan niệm về vận nước, ý thức trách nhiệm của nhà sư với Tổ quốc.

– Lựa chọn từ ngữ và cách so sánh trong thơ.

2. Kĩ năng

– Đọc - hiểu thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt theo đặc điểm thể loại. – Hiểu được từ ngữ mang tính triết lí.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

Vài nét về tác giả, bài thơ và nghĩa của từ "vô vi" (SGK). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Hai câu đầu : Đất nước trong cảnh thái bình, thịnh trị.

Khai thác hình ảnh "mây quấn" để thấy đất nước trong hoàn cảnh hoà bình, bền vững, phát triển thịnh vượng. Qua đó thấy tấm lòng tác giả với đất nước.

– Hai câu cuối : Vai trò người đứng đầu đất nước và truyền thống dân tộc.

Muốn đất nước phát triển thịnh vượng, nhà vua phải làm những việc thuận với tự nhiên, lòng người, không để xảy ra chiến tranh, dân được an cư, lạc nghiệp, vận nước ngôi vua mới vững bền. Đây cũng là truyền thống dân tộc.

b) Nghệ thuật

Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh so sánh. c) Ý nghĩa văn bản

Biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hoà bình và sự quan tâm tới vận nước.

3. Hướng dẫn tự học

– Tấm lòng của tác giả đối với đất nước được thể hiện như thế nào ?

– Học thuộc lòng bài thơ.

ĐỌC THÊM

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 130)