LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 169)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Nắm vững kiến thức về các bình diện liên kết và hướng liên kết trong văn bản ;

– Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Củng cố kiến thức về các bình diện liên kết trong văn bản (liên kết nội dung, liên kết hình thức).

– Củng cố kiến thức về hướng liên kết trong văn bản (liên kết câu với câu, những câu đứng trước nó ; liên kết câu với câu, những câu đứng sau nó ; liên kết câu với câu / những câu đứng trước và sau nó).

2. Kĩ năng

– Nhận diện, phân tích các bình diện liên kết và hướng liên kết trong văn bản.

– Vận dụng các phép liên kết hình thức vào việc tạo lập văn bản. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Luyện tập

– Ôn lại các phép liên kết hình thức đã học ở THCS. Lấy ví dụ về từng phép liên kết.

– Nhận diện, phân tích sự thiếu liên kết về nội dung trong một đoạn văn.

– Nhận xét về tính lô gích của lập luận trong hai cách sắp xếp khác nhau của một đoạn văn.

– Xác định các phương tiện liên kết câu, các phép liên kết và phân tích tác dụng của từng phương tiện liên kết trong một số đoạn văn.

– Tìm các phương tiện liên kết phù hợp để hoàn thành một số đoạn văn. Cho biết các phương tiện liên kết ấy thuộc các phép liên kết nào.

– Qua việc phân tích một văn bản (giả định là bỏ đi một câu trong văn bản đó), chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của liên kết câu trong văn bản.

– Phân tích các hướng liên kết của các câu trong một số đoạn văn. – Tìm các từ có tác dụng chỉ hướng liên kết trong một số câu văn và xếp chúng vào đúng nhóm của chúng : từ ngữ liên kết câu sau với câu trước ; từ ngữ liên kết câu trước với câu sau.

– Sắp xếp các câu văn (đã cho) theo một trình tự hợp lí để thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

2. Hướng dẫn tự học

Phân tích các bình diện liên kết và các hướng liên kết khác nhau trong một số đoạn của bài làm văn.

TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Hiểu yêu cầu tóm tắt một văn bản thuyết minh ;

– Bước đầu biết tóm tắt văn bản thuyết minh và sử dụng kết quả tóm tắt.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh. – Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng

Tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh là để ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh, để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh. Yêu cầu tóm tắt là ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt.

– Để tóm tắt một văn bản thuyết minh cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt ; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh ; ghi lại những câu văn mang ý chính, lược các ý phụ ; viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.

2. Luyện tập

Tóm tắt văn bản thuyết minh được đưa ra trong SGK hoặc được GV cung cấp.

3. Hướng dẫn tự học

Tự rèn luyện cách tóm tắt văn bản thuyết minh để phát triển kĩ năng của bản thân.

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

(Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa - LA QUÁN TRUNG)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Hiểu được tính cách, phẩm chất của Trương Phi và ý nghĩa của vấn đề "trung thành hay phản bội" mà tác giả muốn đặt ra trong đoạn trích ;

– Thấy được nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật và không khí chiến trận của tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Hồi trống Cổ Thành – hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. – Tính chất chuyện kể (viết để kể) biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao.

2. Kĩ năng

-Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. – Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– La Quán Trung (1330 ? - 1400 ?), lớn lên vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, người có những đóng góp xuất sắc cho tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh.

– Hồi trống Cổ Thành thuật lại việc Quan Công đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém sáu tướng Tào, về đến Cổ Thành thì bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống mái với người anh em.

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

– Ca ngợi một Trương Phi cương trực, trung nghĩa, căm giận sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng lại biết cầu thị, khoan dung. (Phân tích thái độ, lập luận, lối suy diễn, hành động của Trương Phi đối với Quan Công).

– Đề cao một Quan Vân Trường trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế "tình ngay lí gian" ; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa. (Phân tích thái độ, lí lẽ và hành động của Quan Công nhằm minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa).

- Nhấn mạnh nội dung cốt lõi của đoạn trích : ý nghĩa của vấn đề "trung thành hay phản bội".

b) Nghệ thuật

– Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính. – Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

c) Ý nghĩa văn bản Đề cao lòng trung nghĩa.

3. Hướng dẫn tự học

- Lược thuật câu chuyện Hồi trống Cổ Thành bằng một đoạn văn viết hoặc bằng hình thức kể ở lớp.

- "Tính cách văn học vừa là nét riêng nổi bật của một nhân vật văn học, vừa là nét có ý nghĩa khái quát nào đó, làm cho nhân vật trở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành tiêu biểu cho một loại người và có ý nghĩa xã hội". Phân tích nhân vật Trương Phi (và có thể một vài nhân vật khác trong Tam quốc

diễn nghĩa) để làm sáng tỏ luận điểm trên.

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 169)