CA DAO YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 119)

- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị

CA DAO YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa qua lời ca yêu thương, tình nghĩa ;

– Thấy được giá trị, tác dụng của những hình ảnh ẩn dụ, những hình thức lặp và thể thơ truyền thống trong ca dao.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Tình cảm yêu thương đằm thắm, ân tình, thuỷ chung của người bình dân trong xã hội cũ.

– Những hình ảnh ẩn dụ, những hình thức lặp và thể thơ truyền thống trong ca dao.

2. Kĩ năng

Phân tích ca dao theo đặc trưng thể loại.

III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

– Về nội dung : diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

– Về nghệ thuật : thể thơ lục bát, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Bài 1, 2, 3 – Nét chung

+ Nội dung : Bày tỏ ước muốn giao kết nên lứa, nên đôi.

+ Nghệ thuật : Cách ngỏ lời kín đáo, duyên dáng mà rất táo bạo qua lối nói ví von, mô típ mở đầu quen thuộc và việc ảo hoá các yếu tố thực (khai thác ý nghĩa của hình ảnh sông rộng một gang, cầu – dải

yếm, cầu – cành hồng, gương soi, cơi trầu, cau tươi, trầu vàng...).

– Nét riêng

+ Bài 1 : Lời tỏ bày tình cảm kín đáo mà mạnh mẽ của người con trai. + Bài 2, 3 : Lời tỏ bày tình cảm táo bạo mà duyên dáng, dịu dàng, rất nữ tính của người con gái (chú ý các vật dụng và quan hệ thân thuộc với chủ thể trữ tình : dải yếm, gương soi, cơi trầu, cau tươi, trầu vàng).

b) Bài 4 : Diễn tả nỗi nhớ thương người yêu của cô gái.

Nỗi nhớ (tâm trạng bên trong) được thể hiện cụ thể, sinh động qua các sự vật ("khăn, đèn, mắt"), qua cấu trúc lặp của ngôn từ và cách thức sử dụng câu hỏi tu từ. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt là để hỏi chính lòng mình. Mỗi một lần hỏi là một lần nỗi nhớ trào dâng. Bài ca là nỗi nhớ thương dâng trào cao độ trong trạng thái tương tư của cô gái.

c) Bài 5, 6 : Qua biểu tượng cây đa, bến nước, con đò, khẳng định, ca ngợi lối sống tình nghĩa, thuỷ chung của người bình dân xưa.

Chú ý : Ở Bài 5, ý khẳng định được bộc lộ trực tiếp ; ở Bài 6 khẳng định qua một nghịch cảnh : sự đổi thay của cảnh vật hàm chứa lời trách, ngậm ngùi, bâng khuâng để đinh ninh một điều kỉ niệm xưa đã khác nhưng nghĩa tình vẫn vẹn.

d) Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao – dân ca.

3. Hướng dẫn tự học

– Học thuộc lòng các bài ca dao.

– Nhận biết cách nói hàm ý trong các bài ca dao trên.

– Ý nghĩa của các hình ảnh được dùng để bộc lộ tiếng nói trữ tình

trong các bài ca dao. Sưu tầm các hình ảnh cùng loại trong thơ trữ tình của văn học viết để nhận diện và so sánh.

Một phần của tài liệu GA văn chuẩn kiến thức kĩ năng (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w