- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị
LẦU HOÀNG HẠC (Hoàng Hạc lâu THÔI HIỆU)
(Hoàng Hạc lâu-THÔI HIỆU) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Cảm nhận những suy tư sâu lắng đầy triết lí trước cảnh lầu Hoàng Hạc thể hiện nỗi buồn và nỗi lòng nhớ quê hương của tác giả ;
– Nắm được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Suy tư sâu lắng đầy triết lí của tác giả về mối tương quan giữa cái hữu hình và vô hình, giữa quá khứ và hiện tại.
– Nỗi buồn, nỗi lòng thương nhớ quê hương.
– Thơ giàu triết lí, suy tưởng, tạo nhiều mối quan hệ trong thơ.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu một bài thơ Đường luật theo những mối quan hệ đặc trưng. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Vài nét về tác giả và bài thơ (SGK).
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Bốn câu đầu : Khung cảnh đất trời và cảm xúc về sự vĩnh cửu. Tứ thơ được tạo thành từ sự liên tưởng lầu và loài chim quý, mây
trắng ngàn năm và hạc vàng một thuở, cái mất và cái còn. Điều đó thể hiện vẻ đẹp của lầu Hoàng Hạc và những suy tư sâu lắng của nhân vật trữ tình.
– Bốn câu cuối : Nỗi lòng thương nhớ quê hương. Nhà thơ trở về với cuộc đời thực với với dòng sông, khói sóng,... Tất cả gợi nhớ về một quê hương thân thương trong xa cách.
b) Nghệ thuật
– Cách phá luật độc đáo của bài thơ : không kết vần (câu 1, 2), các thanh trắc – thanh bằng đi liền nhau (câu 3, 4)....
– Thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả. c) Ý nghĩa văn bản
Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng xa xưa và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Cảm nhận về hai câu cuối của bài thơ.
ĐỌC THÊM
KHE CHIM KÊU
(Điểu minh giản - VƯƠNG DUY) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn tinh tế của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh ;
- Thấy được tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước tươi đẹp ;
– Thấy được mối quan hệ giữa động và tĩnh trong cách thể hiện của tác giả.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh. – Mối quan hệ giữa tĩnh và động trong bài thơ.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Vài nét về tác giả, tác phẩm (SGK).
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Hai câu thơ đầu : Sự tĩnh lặng của đêm và sự bình yên của tâm
hồn. Trong đêm xuân thanh tĩnh, nhà thơ đã hoà cảm với thiên nhiên, nghe được tiếng rơi của hoa quế.
– Hai câu còn lại : Tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên. Trăng
lên làm "kinh sơn điểu". Cái tĩnh lặng của đêm được cảm nhận qua tiếng động của những âm thanh khẽ khàng,... Tình yêu quê hương, đất nước thể hiện qua cảm nhận của tâm hồn tinh tế và đôn hậu.
b) Nghệ thuật
– Quan sát, lựa chọn hình ảnh, từ ngữ.
c) Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân trước cảnh vật.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn nhà thơ.