- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
(Trích sử thi Ô-đi-xê - HÔ-ME-RƠ) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Thấy được diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở phẩm chất nhân vật lí tưởng ;
– Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi Hi Lạp nói chung và sử thi Ô-đi-xê nói riêng.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.
– Dự báo thiên tài của Hô-me-rơ về hình thái đầu tiên của xã hội mới : sự hình thành gia đình và quan hệ hôn nhân một vợ một chồng chung thuỷ.
– Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ : miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu.
2. Kĩ năng
– Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. – Phân tích nhân vật qua đối thoại.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Hô-me-rơ, người được coi là tác giả của hai sử thi nổi tiếng
I-li-át và Ô-đi-xê, là nhà thơ mù, sinh vào khoảng thế kỉ IX – VIII
(trước CN).
– Đoạn trích thuật lại chuyện sau hai mươi năm đánh thắng thành Tơ-roa và lênh đênh phiêu bạt, Uy-lít-xơ trở về quê hương chiến thắng bọn cầu hôn Pê-nê-lốp, đoàn tụ gia đình.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Vẻ đẹp tâm hồn : tình yêu xứ sở, tình vợ chồng, cha con, mẹ con, tình người.
– Vẻ đẹp trí tuệ : khôn ngoan, mưu trí, dũng cảm, tỉnh táo, sáng suốt của những nhân vật lí tưởng. (Thông qua việc phân tích những lời thoại giữa Pê-nê-lốp và nhũ mẫu Ơ-ri-clê để thấy dược niềm vui sướng và sự hoài nghi của người vợ khi chồng trở về ; giữa Pê-nê-lốp và Tê-lê-mác để thấy được phản ứng của con trai trước thái độ có vẻ tàn nhẫn của mẹ đối với cha mình ; giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ để thấy được niềm hạnh phúc tột cùng sau cuộc đấu trí bằng "phép thử" về bí mật của chiếc giường).
b) Nghệ thuật
– Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài sinh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.
– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chậm rãi, tha thiết. c) Ý nghĩa văn bản
– Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.
– Đề cao quan hệ tình cảm mẫu mực khi hình thái gia đình xuất hiện, chế độ công xã tan rã, người Hi Lạp bước vào ngưỡng cửa chế độ chiếm hữu nô lệ.
3. Hướng dẫn tự học
– Đọc theo kiểu đối thoại nhân vật kịch, thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật và xung đột kịch.
– Học theo nhóm, phân vai.
– So sánh với đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi
Đăm Săn).