- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị
VIÊN MAI BÀN VỀ THƠ
(Trích Tuỳ Viên thi thoại) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tinh thần cơ bản trong quan điểm của Viên Mai về thơ ;
- Biết vận dụng quan điểm của tác giả để phân tích thơ. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Quan điểm văn học của Viên Mai.
2. Kĩ năng
Vận dụng quan điểm của Viên Mai vào đánh giá thơ, văn. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Vài nét về Viên Mai và sự nghiệp của ông (SGK).
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Thơ phải chân thật : "Văn chương truyền cái chân thật chứ không truyền cái giả dối". Viên Mai nhấn mạnh : "Làm thơ không thể không có cái tôi", "Nhà thơ không tài thì không thể vận chuyển được tâm linh", "Không có tình thì không thể có tài". Tình là điều kiện số một.
– "Thơ, văn quý là ở chỗ cong". Thơ, ý phải kín, không thể nói thẳng ra được. Thơ nói được những điều sâu sắc, thầm kín, tế nhị tác động tới ý thức thẩm mĩ của người đọc, người nghe.
– Dùng điển cố trong thơ. Viên Mai phê phán mạnh mẽ lối sùng bái người xưa, dùng điển cố hiểm hóc. Tuy nhiên, ông không phủ nhận ý nghĩa việc học tập người xưa.
b) Nghệ thuật
– Cách nói hàm súc, có hình ảnh.
– Lựa chọn từ ngữ diễn tả những điều sâu sắc. c) Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích giúp ta thấy được vẻ đẹp của thơ và qua đó có cách tiếp nhận thơ một cách có hiệu quả nhất.
3. Hướng dẫn tự học
Bình luận nhận định sau của Viên Mai : "Thơ nên mộc mạc không nên khéo léo, nhưng phải là cái mộc mạc trong cái khéo léo lớn mà ra. Thơ nên nhạt không nên nồng, nhưng phải là cái nhạt sau khi đã nồng".