I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm chắc các kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, lịch sử tiếng Việt và các yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt, văn bản và sự phân biệt văn bản nói với văn bản viết ;
– Biết vận dụng những kiến thức trên vào việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về lịch sử tiếng Việt và các yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt, về văn bản và sự phân biệt văn bản nói và văn bản viết.
2. Kĩ năng
– Hệ thống hoá kiến thức.
– Sử dụng tiếng Việt để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Luyện tập
– Nêu những đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
– Trình bày hiểu biết về các chức năng của ngôn ngữ và các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
– Nêu các yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt (về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ).
– Trình bày những hiểu biết về lịch sử tiếng Việt (nguồn gốc, quan hệ họ hàng, quá trình phát triển).
– Nêu những đặc điểm của văn bản, phân biệt văn bản nói và văn bản viết.
2. Hướng dẫn tự học
Viết một văn bản giới thiệu về ca dao Việt Nam, sau đó chỉ ra : loại văn bản của văn bản vừa được viết ; những nhân tố giao tiếp liên quan đến văn bản này ; đánh giá văn bản theo các yêu cầu sử dụng
tiếng Việt ; trình bày văn bản đó dưới dạng nói và chỉ ra sự khác nhau giữa dạng nói và dạng viết.