- Thông qua luyện tập để hoàn thiện và củng cố kiến thức về đoạn văn nghị luận, vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị
THÁNG GIÊNG, THÁNG HAI, THÁNG BA, THÁNG BỐN
THÁNG BA, THÁNG BỐN...
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Cảm nhận được hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trong từng bài ca, hiểu được tình cảm chân thật của họ ;
- Hiểu được cuộc sống dù khốn khó nhưng cha ông ta vẫn giàu tình giàu nghĩa ;
– Thấy được sự sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh ở từng bài ca. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Sự vất vả triền miên và những bất hạnh của người nông dân (Bài 1).
– Sự vất vả triền miên và tình cảm chân thật của người nông dân qua nỗi niềm thương nhớ sự vật (Bài 2).
– Sự sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh trong cách thể hiện của từng bài ca.
2. Kĩ năng
– Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. – So sánh với các bài ca khác cùng đề tài.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Giới thiệu những bài ca cùng chung cách mở đầu : "Tháng giêng tháng hai, tháng ba, tháng bốn...".
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở Bài 1
Cách đếm từng tháng phản ánh nỗi lo lắng của người nông dân. Nỗi đau khổ cứ diễn ra hằng ngày với cuộc sống của họ. Nhân vật trữ tình phải trải qua cuộc sống đau khổ, thiếu thốn triền miên. Bài ca có nhiều lớp nghĩa : mất đó – công cụ lao động và mất cái quan trọng và thiêng liêng trong cuộc đời là người yêu. Cách thể hiện tâm trạng của chàng trai này thật tế nhị mà sâu sắc gợi sự cảm thông, chia sẻ nỗi bất hạnh của chàng trai nghèo.
– Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở Bài 2
Cách xưng tôi được lặp lại tới bốn lần tạo ra âm hưởng da diết trong nỗi nhớ thương, đau đáu. Cái quán cũng là nơi những người nông dân nghèo gặp gỡ. Tình cảm của người nông dân nghèo chân thật, giản dị. Càng khổ, càng khó, họ càng thương nhau.
b) Nghệ thuật
– Sử dụng sáng tạo những từ ngữ, hình ảnh. – Miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. c) Ý nghĩa văn bản
Sự cảm thông, chia sẻ với những khốn khó và tỡnh cảm chõn thành, gắn bú người của những người lao động.
3. Hướng dẫn tự học
Bình giảng một trong hai bài ca dao.
ĐỌC THÊM
MƯỜI TAY
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Cảm nhận được lời than thân và nỗi khổ trăm bề của người phụ nữ Mường trong xã hội phong kiến và tình yêu thương của họ với con cái ;
– Hiểu cấu tứ của bài ca dao, hình ảnh ẩn dụ, lời ru được lặp lại ở đầu, cuối, cách ngắt nhịp linh hoạt.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Nỗi khổ cực của người mẹ vàtình cảm dành cho con.
– Hình ảnh ẩn dụ, thơ lục bát biến thể, cách ngắt nhịp linh hoạt.
2. Kĩ năng
– Đọc - hiểu bài ca theo thể loại.
– So sánh bài ca dao với những câu, những bài ca dao than thân của người phụ nữ.
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Mười tay là bài ca dao đặc sắc của dân tộc Mường.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Nỗi khổ của người mẹ
Người mẹ Mường nghèo khổ ước có mười tay để làm được nhiều việc trong gia đình, từ nuôi con đến lo lắng mọi mặt trong đời sống. Tứ thơ ấy dựa trên đức hi sinh của người mẹ, thể hiện qua hình ảnh
bàn tay.
– Tình cảm dành cho con
Người mẹ gánh chịu muôn bề khổ nhục miễn sao con mình khỏi đau, khỏi đói : "Bồng bồng con nín con ơi". Lời ca từ trái tim mẹ gợi liên tưởng tới bao bà mẹ trên thế gian này.
b) Nghệ thuật
– Hình ảnh độc đáo bàn tay gợi sự vất vả, cay đắng của người mẹ. – Phép lặp đầu – cuối tạo ra một âm hưởng vừa da diết vừa ngân nga.
c) Ý nghĩa văn bản
Bài ca là lời ước nhưng thực chất là lời kể về sự vất vả của người mẹ Mường. Đằng sau những lời ca ấy là khát vọng của người phụ nữ.
3. Hướng dẫn tự học
- Trình bày những suy nghĩ về đoạn kết. - Học thuộc lòng bài ca dao.