Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 91)

94

Một thực tế hiện nay là TTCK Việt Nam mới hình thành, đang trong giai đoạn xây dựng ban đầu, quy mô còn chƣa lớn, các quy định pháp luật liên quan đến TTCK thiếu hụt và bất cập, điển hình ở đây là các quy định về giải quyết tranh chấp trên TTCK. Trong khi sự hiểu biết của ngƣời đầu tƣ về hình thức thị trƣờng mới này còn chƣa đƣợc mở rộng thì các quy định pháp luật thiếu rõ ràng sẽ tác động đến tâm lý ngƣời đầu tƣ, họ chƣa thấy đƣợc sự an toàn và ƣu điểm khi đầu tƣ trên TTCK. Ngƣời đầu tƣ còn e ngại do thiếu quy định bảo vệ quyền lợi cho họ khi có hành vi xâm hại, chƣa thấy đƣợc cơ chế rõ ràng để yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đứng ra bảo vệ họ, khôi phục những quyền lợi bị xâm hại, khắc phục thiệt hại, rủi ro có thể xảy ra.

Nhìn một cách tổng thể, pháp luật hiện nay mới chỉ dừng lại ở những quy định chung, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế giải quyết tranh chấp phát sinh trên TTCK. Nhiều khái niệm cơ bản về tranh chấp trên TTCK chƣa đƣợc quy định cụ thể nên đã có sự nhầm lẫn giữa tranh chấp về chứng khoán với khiếu nại hành chính về chứng khoán, tranh chấp về chứng khoán với vi phạm hợp đồng về chứng khoán. Do đó có thể gây ra tình trạng nhầm lẫn đối với ngƣời đầu tƣ và các chủ thể khác khi xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và trình tự tố tụng phù hợp.

Pháp luật chƣa có quy định để xác định các loại tranh chấp có thể phát sinh trên TTCK. Nghị định 48/1998/NĐ-CP trƣớc đây đã liệt kê một số loại tranh chấp trên TTCK (điều 79), mặc dù hiện nay không còn đƣợc ghi nhận lại trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP, nhƣng việc liệt kê nhƣ vậy cũng chƣa đầy đủ. Thực tế, còn hàng loạt các tranh chấp có thể phát sinh: tranh chấp giữa ngƣời đầu tƣ với tổ chức có liên quan nhƣ tranh chấp về mở tài khoản giai dịch, tranh chấp về hợp đồng quản lý danh mục đầu tƣ ...; tranh chấp giữa tổ chức phát hành với các tổ chức khác nhƣ tranh chấp về việc thực hiện cam kết bảo lãnh phát hành, tranh chấp liên quan đến tƣ vấn phát hành chứng khoán ...; tranh chấp giữa tổ chức phát hành với đại diện ngƣời sở hữu trái

95

phiếu, tranh chấp về mở và thực hiện lƣu ký chứng khoán với thành viên lƣu ký ...; tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ...[41, tr.25-29].

Theo quy định hiện hành, mặc dù đều là tranh chấp về chứng khoán nhƣng các phƣơng thức giải quyết, thẩm quyền giải quyết và trình tự tố tụng là không thống nhất. Nhƣ đã nêu trên, đối với tranh chấp trên TTCK, thƣơng lƣợng và hoà giải là phƣơng thức đầu tiên và bắt buộc. Nhƣng giai đoạn này không đƣợc tính vào thủ tục giải quyết tranh chấp theo phƣơng thức trọng tài hoặc toà án vì trƣờng hợp hoà giải không thành, các bên có thể đƣa tranh chấp ra cơ quan trọng tài hoặc toà án để xét xử theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, hình thức hoà giải này là hình thức ngoài tố tụng. Tại cơ quan trọng tài hay toà án, các bên thực hiện hoà giải nhƣ bƣớc đi ban đầu, mang tính bắt buộc và khi đó hoà giải này lại là hình thức hoà giải trong tố tụng. Trong kinh doanh nói chung và giải quyết tranh chấp kinh doanh nói riêng luôn yêu cầu phải có cơ chế giải quyết nhanh chóng và tiết kiệm. Việc thiếu tính thống nhất trong các quy định nêu trên sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến lợi ích của ngƣời đầu tƣ.

Phƣơng thức hoà giải trong giải quyết tranh chấp trên TTCK là hình thức có nhiều ƣu điểm và đƣợc ƣa chuộng nhƣng vẫn chƣa đƣợc quy định tại một văn bản pháp luật cụ thể nào. Thực tế các bên thƣờng áp dụng trình tự nhƣ trong giải quyết các tranh chấp kinh tế là: đơn vị làm trung gian hoà giải (UBCKNN, TTGDCK, SGDCK) tiếp nhận đơn đề nghị hoà giải, công tác chuẩn bị hoà giải, hoạt động hoà giải và kết thúc hoà giải. Hiện nay, TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã có quy định về cơ cấu và thẩm quyền giải quyết tranh chấp, theo đó Ban hoà giải đƣợc thành lập theo quyết định của Giám đốc Trung tâm, thành viên bao gồm các đại diện Ban giám đốc, bộ phận giám sát thị trƣờng, các phòng chức năng, công ty chứng khoán thành viên và các thành viên khác, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong hoạt động giao dịch có liên quan đến công ty chứng khoán. Do văn bản của TTGDCK không có tính chất văn bản pháp luật, cũng nhƣ xác định thẩm

96

quyền trong phạm vi hẹp (chỉ giải quyết các tranh chấp trong hoạt động giao dịch liên quan đến công ty chứng khoán), nên quy định này chƣa mang lại hiệu quả.

Các quy định về thẩm quyền xét xử các tranh chấp liên quan đến chứng khoán còn chƣa rõ ràng và thiếu. Nhƣ đã nêu, quy định "Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu" [16, Điều 12] chƣa chính xác vì còn có nhiều tranh chấp liên quan đến chứng khoán mà không phải là cổ phiếu, trái phiếu. Ví dụ: tranh chấp mở tài khoản giữa khách hàng với công ty chứng khoán. Nếu khách hàng là cá nhân ngƣời đầu tƣ (cá nhân này không có hoạt động kinh doanh, ngoài việc thực hiện một số hoạt động đầu tƣ chứng khoán niêm yết) tham gia ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán, nếu có tranh chấp, tranh chấp đó thuộc về thẩm quyền giải quyết của Toà kinh tế hay Toà dân sự? Một ví dụ khác, nếu có tranh chấp liên quan đến chứng khoán mà không phải là cổ phiếu hoặc trái phiếu, việc xác định thẩm quyền xét xử sẽ gặp khó khăn khi không có căn cứ pháp luật cụ thể.

Quy định về thời điểm phát sinh tranh chấp hiện nay không cụ thể nên có cách hiểu không thống nhất. Pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định "Đối với tranh chấp liên quan đến mua, bán cổ phiếu, trái phiếu thì ngày phát sinh là ngày đƣơng sự phát hiện có sự vi phạm trong việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu dẫn đến tranh chấp" [34, Điểm 3c, mục I]. Quy định này dƣờng nhƣ chỉ đúng và có tính khả thi đối với các tranh chấp mang tính giản đơn và phổ biến tại TTCK riêng lẻ và tranh chấp phát sinh do có sự vi phạm. Tranh chấp tại thị trƣờng tập trung ngày càng phức tạp, nhiều trƣờng hợp khó có thể chỉ ra rõ ràng chủ thể tham gia giao dịch. Có nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến chứng khoán mà không đơn thuần là quan hệ mua bán, hợp đồng. Việc xác định thời điểm phát sinh tranh chấp trên TTCK dựa vào ngày phát hiện ra sự vi phạm nhƣ một số tranh chấp kinh tế thông thƣờng

97

khác là chƣa phù hợp vì không phải tranh chấp nào cũng xuất phát từ sự vi phạm.

Về thời hiệu khởi kiện, khi tranh chấp đƣợc khởi kiện tại toà án, các bên đƣợc khởi kiện trong thời gian 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Quy định này gây khó khăn cho việc giải quyết các vụ án phức tạp. Mặt khác, các tranh chấp tại TTGDCK hiện nay bắt buộc trƣớc hết phải đƣợc giải quyết trên cơ sở thƣơng lƣợng và hoà giải [16, điều 113]. Do đó, nếu hoà giải không thành, các bên đã mặc nhiên mất đi khoảng thời gian tƣơng đối dài trong tổng số thời hiệu khởi kiện. Quy định này không phù hợp với tính chất kinh tế của các hoạt động của ngƣời đầu tƣ trên TTCK, đồng thời không đồng bộ với thời hiệu trong Luật thƣơng mại năm 2005 là 2 năm [13, điều 319].

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 91)