Trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh chứng khoán là một dạng của hoạt động kinh tế, do vậy sẽ có những hành vi mức độ nguy hiểm cao xâm hại đến sự phát triển bình thƣờng của TTCK, đến lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thị trƣờng, mà trƣớc hết là ngƣời đầu tƣ. Vì vậy, để bảo vệ sự phát triển bình thƣờng của các quan hệ trên TTCK, ngăn ngừa và xử lý những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, pháp luật hình sự có những chế tài cho những hành vi này.
Các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật chứng khoán và TTCK có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đƣợc áp dụng đối với các cá nhân có hành vi vi phạm một trong các tội danh đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. Hiện nay các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK chƣa đƣợc bổ sung vào Bộ luật hình sự, do vậy các vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực này đƣợc xem xét và áp dụng truy cứu theo các tội danh có tính chất tƣơng tự trong Bộ luật hình sự.
Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và TTCK đƣợc vận dụng nhƣ sau:
- Một số hành vi vi phạm đƣợc xác định rõ và định tội cụ thể vì có các đặc điểm tƣơng đồng với quy định các tội danh trong Bộ luật hình sự. Ví dụ:
84
Hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán không có giấy phép: có các dấu hiệu: Mặt khách quan là có hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh; khách thể của hành vi là xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nƣớc (hoạt động đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền); mặt chủ quan là ngƣời phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý; và chủ thể thực hiện hành vi là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự. Các dấu hiệu này tƣơng tự nhƣ các dấu hiệu của tội kinh doanh trái phép nên đƣợc áp dụng xử lý theo điều 159 Bộ luật hình sự [6, tr.44-47].
Hoạt động vi phạm an toàn trong kinh doanh chứng khoán có các dấu hiệu: có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn (sử dụng chức vụ, quyền hạn là một phƣơng tiện để thực hiện hành vi) cố ý làm trái (làm không đúng) các quy định của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế (quy định pháp luật về kinh doanh chứng khoán) gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nƣớc trong quản lý hoạt động kinh doanh chứng khoán, đƣợc chủ thể phạm tội là ngƣời có chức vụ quyền hạn (trong cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức chính trị xã hội) thực hiện với lỗi cố ý. Các dấu hiệu này cấu thành tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và đƣợc áp dụng điều 165 Bộ luật hình sự [6, tr.66-68].
- Có một số hành vi vi phạm cũng đƣợc áp dụng các tội danh có tính chất tƣơng tự trong Bộ luật hình sự để xử lý nhƣng chƣa thật sự phù hợp do có những đặc điểm riêng. Ví dụ: làm, tàng trữ, vận chuyển, lƣu hành chứng khoán giả có các dấu hiệu tƣơng tự tội danh làm, tàng trữ, vận chuyển, lƣu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác với các dấu hiệu: có hành vi in, vẽ, phôtô ... để tạo ra chứng khoán giống nhƣ thật; hành vi cất giữ chứng khoán giả một cách trái pháp luật; hành vi đƣa chứng khoán giả từ nơi này đến nơi khác; hành vi sử dụng chứng khoán giả để thanh toán nhƣ chứng khoán thật ... xâm phạm đến chế độ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động tài chính của Nhà nƣớc, đƣợc các chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý [6, tr.118-120]. Nhƣng do khái niệm chứng khoán còn chƣa
85
đƣợc quy định rõ nên việc áp dụng xử lý các hành vi vi phạm này theo điều 181 Bộ luật hình sự còn chƣa phù hợp.
Hành vi công bố thông tin sai sự thật có một số dấu hiệu giống nhƣ tội danh quảng cáo gian dối nhƣ: có hành vi truyền tải thông tin qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng sai với sự thật về chứng khoán (nội dung thông tin không phản ánh đúng những gì chứng khoán có đƣợc) ... [6, tr.77-78], nhƣng việc hiểu khái niệm quảng cáo và công bố thông tin chƣa thống nhất nên việc áp dụng xử lý hành vi công bố thông tin sai sự thật bằng tội danh quảng cáo gian dối [5, điều 168] chƣa phù hợp.
- Một số hành vi vi phạm có tính chất đặc thù trong lĩnh vực chứng khoán chƣa xác định đƣợc có thể áp dụng điều luật nào trong Bộ luật hình sự, nhƣ: phát hành chứng khoán ra công chúng khi chƣa có giấy phép; mua bán nội gián; lũng đoạn thị trƣờng ...
Trong các hành vi vi phạm nói trên, nhiều hành vi gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của ngƣời đầu tƣ. Việc nhận định tính chất vi phạm, đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi dựa vào các điều luật tƣơng tự sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng. Những chủ thể vi phạm có thể thấy đƣợc "lỗ hổng" này để vi phạm mà không lo sợ bị xử lý, ngƣời đầu tƣ thấy không yên tâm do thiếu sự bảo vệ của pháp luật với sức mạnh cƣỡng chế mang tính nhà nƣớc.
Ngay cả khái niệm cơ bản thế nào là "hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng" cũng chƣa đƣợc xác định nên chƣa có ranh giới giữa việc áp dụng hình thức xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này cũng gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Đối tƣợng bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngƣời nƣớc ngoài vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật chứng khoán và TTCK Việt Nam trên lãnh thổ nƣớc Việt Nam cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ
86
trƣờng hợp đã đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự có thể đƣợc thực hiện do Thanh tra chứng khoán kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng; do cơ quan công an điều tra phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm; do Viện kiểm sát nhân dân, dựa trên các kiến nghị của các cơ quan hữu quan, dựa trên tố cáo của các tổ chức, cá nhân khởi tố vụ án hình sự đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Các đƣơng sự có quyền kháng cáo đối với các quyết định truy tố, khởi tố của Viện kiểm sát và bản án của Toà án, các đƣơng sự chỉ bị coi là có tội khi bản án của Toà án đã có hiệu lực thi hành.