HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT GÂY THIỆT HẠI CHO NGƢỜI ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 107 - 111)

LUẬT GÂY THIỆT HẠI CHO NGƢỜI ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

Trong giai đoạn đầu phát triển TTCK, nếu quy định pháp luật quá cởi mở sẽ dẫn đến tình trạng thiếu an toàn cần thiết cho thị trƣờng, đặc biệt trong bối cảnh các cơ quan quản lí nhà nƣớc về TTCK còn ít kinh nghiệm, các biện pháp hỗ trợ để phát hiện hành vi vi phạm còn thiếu. Sự cởi mở của pháp luật sẽ dễ bị lợi dụng gây thiệt hại đến ngƣời đầu tƣ chân chính, làm cho TTCK mất đi sự công bằng. Điều này sẽ phá vỡ lòng tin của ngƣời đầu tƣ vào TTCK.

Vì vậy, các quy định về hành vi vi phạm trên TTCK phải đƣợc xây dựng cho phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lí, phải đƣợc xem xét, sửa đổi, bổ sung một cách linh hoạt cho phù hợp với tiến trình xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam.

Việc ban hành các quy định về hành vi vi phạm phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố quan trọng sau:

- Xác định rõ các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm;

- Mô tả chi tiết, cụ thể, rõ ràng về hành vi vi phạm: đây là một yêu cầu quan trọng, giúp cho việc xác định hành vi nào là hành vi bị cấm trong thực tế. Việc quy định này còn có tác dụng giúp các chủ thể có thể dễ dàng nhận thức hành vi của mình, các nhà quản lí thì cũng có thể nhanh chóng phát hiện hành vi vi phạm và có biện pháp xử lý thích hợp.

- Quy định cụ thể biện pháp xử lý vi phạm. Qua đó giúp các nhà quản lý tuỳ theo mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà áp dụng các hình phạt hợp lý.

Đối với các hành vi xâm phạm đến nguyên tắc hoạt động cơ bản TTCK, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân

110

tham gia TTCK thì cần cấm vĩnh viễn nhƣ: hành vi lũng đoạn thị trƣờng, hành vi giao dịch nội gián; hành vi thông tin sai sự thật trên TTCK.

Đối với các hành vi mà hầu hết các TTCK trên thế giới đã thừa nhận, nhƣng với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì nó chƣa phù hợp thì chúng ta vẫn nên cấm thực hiện trong một giai đoạn nhất định nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn cho thị trƣờng. Điển hình là hành vi bán khống. Khi TTCK Việt Nam đã phát triển và cơ quan quản lý thị trƣờng đã có đủ khả năng, trình độ để quản lý TTCK thì các quy định cấm đối với các hành vi này nên huỷ bỏ. Một số đề xuất cụ thể hoàn thiện quy định đối với các hành vi vi phạm:

* Quy định giao dịch nội gián: Để xác định rõ hành vi này, cần bổ

sung các quy định về các thông tin nội bộ và khoảng cách thời gian các đối tƣợng biết thông tin nội bộ sẽ không đƣợc tiến hành giao dịch chứng khoán.

- Các loại thông tin nội bộ:

+ Phát hành cổ phiếu, trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu;

+ Kế hoạch tăng, giảm vốn của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; + Kế hoạch phân chia cổ tức;

+ Giải thể hoặc phá sản của tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành; + Tổ chức lại công ty (hợp nhất, sáp nhập, chia tách công ty); + Phƣơng án mua lại công ty niêm yết;

+ Thay đổi lớn về cơ cấu quyền sở hữu cổ phiếu của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết;

+ Các thông tin quan trọng khác có thể ảnh hƣởng đến giá chứng khoán.

- Về thời gian biết thông tin nội bộ: Để hạn chế giao dịch nội gián và có cơ sở trong việc xử lý, cần quy định một khoảng thời hạn nhất định để cấm các đối tƣợng biết thông tin nội bộ thực hiện các giao dịch mang tính nội gián đối với chứng khoán của chính công ty đó. Nếu các đối tƣợng giao dịch trong

111

khoảng thời gian này thì coi là giao dịch nội gián và phải bị xử lý. Thời hạn này nên quy định là: trƣớc thời hạn công bố thông tin 6 tháng, các đối tƣợng biết thông tin nội bộ không đƣợc tiến hành giao dịch chứng khoán của chính công ty mà mình biết thông tin hoặc tiết lộ thông tin đó cho ngƣời khác.

* Quy định về thông tin sai sự thật:

Cần làm rõ một số nội dung:

- Quy định rõ đối tƣợng bị cấm thực hiện hành vi thông tin sai sự thật. - Quy định cụ thể về nội dung: Tổ chức và cá nhân không đƣợc cố tình thông báo, truyền bá, cung cấp các thông tin giả mạo hoặc lệch lạc dẫn đến những hậu quả nhƣ:

+ Khiến ngƣời khác hiểu sai lệch về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh hoặc giá giao địch chứng khoán;

+ Khiến cho ngƣời khác tham gia mua, bán chứng khoán;

+ Làm tăng, giảm hoặc kìm hãm giá chứng khoán, tức là làm cho giá chứng khoán dao động bất thƣờng trên thị trƣờng.

Các phƣơng tiện thông tin đại chúng khi truyền bá thông tin về TTCK phải chân thực, khách quan, không đƣợc sai lệch.

* Quy định về hành vi lũng đoạn thị trường:

Các quy định về các hành vi lũng đoạn thị trƣờng phải đƣợc định nghĩa và giải thích ngay trong Luật về chứng khoán và TTCK. Các hành vi biểu hiện của lũng đoạn thị trƣờng cũng phải đƣợc định nghĩa và giải thích cụ thể nhƣ: Giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán là khi tiến hành mua, bán chứng khoán mà không chuyển giao quyền sở hữu sang bên chủ thể kia trong quan hệ mua bán ...

Một vấn đề quan trọng là để xác định đƣợc các hành vi này thì cần đƣa ra tiêu chí phân định đƣợc đâu là hành vi giao dịch phạm pháp và đâu là hành vi giao dịch thông thƣờng.

112

* Cấm pháp nhân lấy danh nghĩa cá nhân để mở tài khoản giao dịch chứng khoán:

Nhƣ phân tích ở trên, khi pháp nhân kinh doanh chứng khoán mà lấy danh nghĩa cá nhân thì mục đích của họ là tránh cho pháp nhân phải thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định pháp luật nhƣ việc hạch toán, kế toán, nộp thuế ... Vì vậy, các văn bản hƣớng dẫn có liên quan cần có sự giải thích rõ ràng hơn về quy định cấm này.

* Quy định hành vi bán khống chứng khoán:

Hoạt động bán khống có thể có ảnh hƣởng tích cực đối với hoạt động của TTCK nếu đƣợc điều chỉnh bằng những quy chế thích hợp. Do vậy:

- Cần có định nghĩa cụ thể về hành vi bán khống để nhằm giảm bớt những khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật;

- Có định nghĩa về quyền sở hữu chứng khoán và chuyển quyền sở hữu chứng khoán để có thể xác định quyền và lợi ích của ngƣời đầu tƣ trong giao dịch chứng khoán. Đây là vấn đề rất phức tạp, vì giao dịch tại thị trƣờng tập trung đƣợc thực hiện qua trung gian và chu kỳ thanh toán là (T+3), khi đó trong khoảng thời gian này quyền sở hữu chứng khoán thuộc bên bán hay bên mua chƣa đƣợc quy định cụ thể. Nếu rủi ro xảy ra trong khoảng thời gian này thì chƣa xác định ngƣời phải chịu trách nhiệm. Yêu cầu trƣớc mắt là cần rút ngắn đến mức tối đa thời gian của một chu kỳ thanh toán (T+0). Quy định về chuyển nhƣợng quyền sở hữu chứng khoán cần lƣu ý phân biệt quyền sở hữu chứng khoán đƣợc chuyển giao vào ngày thanh toán hay khi thực hiện nghiệp vụ ghi tăng, giảm chứng khoán cho ngƣời đƣợc chuyển nhƣợng và ngƣời chuyển nhƣợng trong sổ cổ đông do tổ chức phát hành quản lý tuỳ theo loại chứng khoán nào. Áp dụng tƣơng tự nhƣ một số tài sản khác, nên thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhƣợng chứng khoán tại một tổ chức quy định.

- Quy định phân biệt chủ thể thực hiện giao dịch bán khống cũng nhƣ phân biệt tình trạng giá cả của chứng khoán mà ở thời điểm đó giao dịch bán

113

khống đƣợc thực hiện, từ đó xác định tính hợp pháp và bất hợp pháp của các hoạt động bán khống. Không nên đổ đồng hoạt động bán khống và triệt để cấm hoạt động này vì làm nhƣ vậy sẽ không khai thác đƣợc thế mạnh của loại giao dịch này.

Không nên có sự phân biệt quá rõ ràng giữa hoạt động đầu tƣ và hoạt động đầu cơ, cũng không nên quá ác cảm với từ "đầu cơ". Theo các chuyên gia, đầu cơ hợp lý trên TTCK sẽ làm cho các công ty có khả năng huy động vốn nhanh chóng, khiến cho thị trƣờng trở nên linh hoạt hơn. Vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu nghiêm túc và khi TTCK đã hoạt động tƣơng đối ổn định thì cần phải cho phép hoạt động bán khống ở một chừng mực nào đó, đồng thời xây dựng một cơ chế kiểm soát thích hợp.

Trong tƣơng lai, khi TTCK Việt Nam đã phát triển đến một mức độ nhất định, khi khả năng và trình độ để quản lý thị trƣờng nói chung và quản lý hoạt động bán khống nói riêng của cơ quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ kiến thức về TTCK của ngƣời đầu tƣ đã đƣợc nâng lên, thì có thể huỷ bỏ quy định cấm và cho phép các hoạt động bán khống chứng khoán đƣợc thực hiện trong những chừng mực nhất định.

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 107 - 111)