Quy định điều chỉnh xung đột lợi ích giữa các tổ chức trung gian thị trường với người đầu tư

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 67)

gian thị trường với người đầu tư

Trong nhóm này, xung đột lợi ích giữa ngƣời đầu tƣ với công ty chứng khoán là xung đột điển hình và chủ yếu, ngoài ra, còn có xung đột giữa ngƣời đầu tƣ với công ty quản lý quỹ, với nhân viên của các công ty chứng khoán ... Để điều chỉnh xung đột này, pháp luật đã có nhiều quy định cụ thể:

- Điều 107 Nghị định 144/2003/NĐ-CP quy định cấm các công ty chứng khoán và nhân viên của mình thực hiện các hành vi làm thiệt hại lợi ích của ngƣời đầu tƣ [16, điều 107].

- Khoản 2 điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC quy định: "Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt giữa các hoạt động

70

kinh doanh của chủ sở hữu công ty chứng khoán với hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, đảm bảo tách biệt giữa hoạt động môi giới cho khách hàng và hoạt động tự doanh của chính công ty, tách biệt giữa hoạt động tự doanh của chính công ty với hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ" [24].

Nhƣ vậy, với các quy định trên các nhà làm luật đã nhìn thấy các quan hệ xung đột lợi ích có thể xảy ra giữa các chủ thể có lợi ích trực tiếp liên quan. Tuy nhiên cách xử lý xung đột đó sẽ nhƣ thế nào, đã hợp lý và đầy đủ chƣa thì cũng là vấn đề cần phải bàn.

Ở nƣớc ta, pháp luật cho phép công ty chứng khoán thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh chứng khoán, nhƣng phải tách biệt một số hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích hoặc làm cho khách hàng thiếu tin tƣởng vào tính trung thực của các công ty này. Khoản 5, điều 70, Nghị định 144/2003/NĐ- CP cũng quy định "tách biệt tự doanh của công ty môi giới, quản lý danh mục đầu tƣ, bảo lãnh phát hành; tách biệt hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty với các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán".

Cơ sở để tách biệt các hoạt động tự doanh với hoạt động môi giới, hoạt động tự doanh với hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán đƣợc xác định dựa vào bản chất của các hoạt động này:

- Tự doanh là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, trong đó công ty chứng khoán mua bán chứng khoán bằng vốn của chính mình để thu lợi nhuận và chịu mọi rủi ro liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán đó.

- Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán làm trung gian đại diện cho khách hàng, tiến hành mua, bán chứng khoán cho khách hàng và đƣợc hƣởng hoa hồng từ hoạt động đó.

- Quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng, theo hợp đồng bằng văn bản với khách hàng. Thực chất của nghiệp vụ này là khách hàng uỷ thác cho công ty chứng khoán thay mặt

71

họ đầu tƣ theo danh mục các chứng khoán hoặc những nguyên tắc chiến lƣợc do họ lựa chọn hoặc chấp nhận.

Trong trƣờng hợp công ty chứng khoán đồng thời thực hiện hai hoạt động kinh doanh là môi giới và tự doanh mà không có sự tách biệt thì rất dễ phát sinh giao dịch có mục đích tƣ lợi từ phía công ty chứng khoán và sẽ gây ra xung đột lợi ích với khách hàng. Chẳng hạn: trƣờng hợp khách hàng đặt lệnh mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó tại công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ môi giới. Sau khi nhận lệnh của khách hàng, nếu xét thấy lệnh bán một loại chứng khoán nào đó với giá thấp hoặc chứng khoán đó có xu hƣớng tăng giá thì công ty chứng khoán có thể sử dụng hoạt động tự doanh của mình để mua ngay số chứng khoán đó với giá tối thiểu và sau đó bán lại cho khách hàng khác với giá cao hơn để hƣởng lợi. Ngƣợc lại, khi khách hàng đặt lệnh mua một loại chứng khoán nào đó với giá cao và theo phán đoán của công ty chứng khoán sẽ có xu hƣớng giảm giá mà hiện công ty đang sở hữu số chứng khoán đó thì họ sẽ ngay lập tức bán nó cho khách hàng. Nhƣ vậy, công ty chứng khoán sẽ vừa đƣợc hƣởng hoa hồng từ hoạt động môi giới vừa thu đƣợc lợi cao từ hoạt động tự doanh, còn khách hàng thì chịu thua thiệt là vừa phải trả tiền hoa hồng môi giới vừa phải mua với giá tối đa hoặc bán với giá tối thiểu. Trƣờng hợp khác: khi xét thấy một loại chứng khoán nào đó trong thời gian ngắn sẽ tăng hoặc giảm giá, khách hàng đã phán đoán có xu hƣớng đó giống nhƣ công ty chứng khoán, họ đã đặt lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán và công ty chứng khoán môi giới đó cũng sử dụng ngay hoạt động để đặt lệnh mua hoặc bán. Khi đó, vì lợi ích của mình công ty chứng khoán sẽ hoàn tất lệnh của mình trƣớc sau đó mới thực hiện lệnh cho khách hàng. Có thể khi đó giá đã thay đổi hoặc khách hàng không thể mua hoặc bán đƣợc nữa.

Ngoài ra, nếu công ty chứng khoán không có sự tách biệt giữa các hoạt động thì dễ dẫn đến tình trạng tài sản của khách hàng không tách biệt với tài

72

sản của công ty và có thể bị lạm dụng. Công ty có thể thực hiện việc tự định đoạt vốn hoặc chứng khoán của khách hàng, mà khách hàng không thể biết, để trục lợi cho mình. Hơn nữa, trong trƣờng hợp công ty chứng khoán bị phá sản thì khó phân định tài sản nào là của công ty dùng để thanh toán nợ cho công ty, tài sản nào (tiền vốn hoặc chứng khoán) là của khách hàng để trả lại, bởi khách hàng không phải là chủ nợ của công ty trong trƣờng hợp này.

Để ngăn ngừa tình trạnh xung đột về lợi ích giữa công ty chứng khoán với khách hàng từ các hoạt động nêu trên, pháp luật một số nƣớc chỉ cho phép một công ty chứng khoán thực hiện một số hoạt động nhất định để tránh mẫu thuẫn, xung đột lợi ích. Chẳng hạn, công ty chứng khoán nếu đã thực hiện hoạt động tự doanh thì không đƣợc hoạt động môi giới, hoạt động quản lý danh mục đầu tƣ và ngƣợc lại.

Việc pháp luật Việt Nam cho phép công ty chứng khoán có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh chứng khoán do xuất phát từ thực tế: TTCK mới hình thành, chƣa phát triển, giao dịch chứng khoán diễn ra còn ít, số lƣợng chứng khoán giao dịch trên thị trƣờng nhỏ, nếu chỉ cho công ty chứng khoán thực hiện một vài hoạt động kinh doanh để loại trừ xung đột lợi ích thì khó có thể bảo đảm cho công ty chứng khoán tồn tại và phát triển đƣợc.

Trong giai đoạn đầu, để đảm bảo lợi ích ngƣời đầu tƣ, yêu cầu đặt ra là thực hiện đúng việc tách biệt giữa các hoạt động của công ty chứng khoán đồng thời bổ sung các quy định chặt chẽ hơn. Trên tinh thần đó, Điều 70 Nghị định 144/2003/NĐ-CP đã quy định công ty chứng khoán phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

- Chỉ đƣợc nhận lệnh giao dịch của khách hàng tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh;

- Ƣu tiên thực hiện lệnh mua hay bán chứng khoán của khách hàng trƣớc lệnh của công ty chứng khoán;

73

- Thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tài chính và mục tiêu đầu tƣ của khách hàng; cung cấp thông tin thị trƣờng đầy đủ, kịp thời, chính xác cho khách hàng; bảo mật thông tin cho khách hàng.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán quy định: "Công ty chứng khoán không đƣợc dùng tiền để mua bán tài sản, chứng khoán cho chính mình hay cho bên thứ ba" [24, khoản 9 điều 18]; "Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của từng khách hàng; quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của khách hàng với tiền và chứng khoán của chính công ty" [24, khoản 3 điều 19]; "không đƣợc có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó" [24, điểm d khoản 2 điều 22].

Để công ty chứng khoán thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định trên, Điều 14 Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đã quy định: Phạt tiền đối với công ty chứng khoán thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:

+ Không thực hiện tách biệt nghiệp vụ tự doanh với môi giới, quản lý danh mục đầu tƣ, bảo lãnh phát hành; hoặc không tách biệt hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty với các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán;

+ Tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc mƣợn danh nghĩa khách hàng để mua, bán chứng khoán;

Ngoài ra, còn bị hình thức phạt bổ sung là tƣớc quyền sử dụng giấy phép kinh doanh chứng khoán thời hạn 30 ngày hoặc 45 ngày.

Xác định các hành vi lợi dụng việc quản lý vốn và tài sản của khách hàng để sử dụng, kinh doanh cho chính mình hoặc cho khách hàng nhƣng chƣa đƣợc khách hàng uỷ thác, không thực hiện tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới cho khách hàng, thƣờng căn cứ vào các nội dung:

74

- Vi phạm các hợp đồng đã ký kết với khách hàng;

- Vi phạm nguyên tắc trong thực hiện lệnh mua, lệnh bán chứng khoán cho khách hàng;

- Vi phạm nguyên tắc về trật tự ƣu tiên trong giao dịch chứng khoán; - Vi phạm nguyên tắc tách biệt giữa việc đặt lệnh của khách hàng và việc đặt lệnh tự doanh.

Tƣơng tự nhƣ công ty chứng khoán, đối với công ty quản lý quỹ, vấn đề tách bạch tài sản của công ty với tài sản quỹ đầu tƣ chứng khoán cũng đƣợc pháp luật quy định. Điều 87 Nghị định 144/2003/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của Công ty quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán, trong đó: "Tách biệt việc quản lý từng Quỹ đầu tƣ chứng khoán" (khoản 3); "Đối với từng giao dịch của Quỹ có xung đột quyền lợi, phải đảm bảo sự công bằng và không làm tổn hại đến quyền lợi của Quỹ, thông báo đầy đủ thông tin liên quan đến giao dịch đó cho Ban đại diện Quỹ" (khoản 4).

Một đối tƣợng cần xem xét trong mối quan hệ này là nhân viên môi giới - ngƣời có nhiệm vụ thay mặt công ty chứng khoán thực hiện chức năng môi giới, tƣ vấn chứng khoán với khách hàng. Điều 74 Nghị định 144/2003/NĐ-CP đã có quy định quản lý đội ngũ nhân viên này:

"Ngƣời hành nghề kinh doanh chứng khoán không đƣợc:

a) Làm giám đốc hoặc cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành chứng khoán, trừ trƣờng hợp làm đại diện cho công ty chứng khoán tại các tổ chức phát hành nơi công ty chứng khoán tham gia đầu tƣ hoặc góp vốn;

b) Đồng thời làm đại diện cho hai hay nhiều công ty chứng khoán." Ngoài ra, nhƣ các đối tƣợng khác tham gia vào TTCK, nhân viên môi giới không đƣợc thực hiện các hành vi bị cấm và hạn chế trên TTCK tập trung theo Chƣơng XI Nghị định 144/2003/NĐ-CP. Sở dĩ quy định nhƣ vậy vì nhân viên môi giới là ngƣời thay mặt công ty chứng khoán trực tiếp tiếp xúc với

75

khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và trong khả năng của mình đáp ứng nhu cầu đó qua nhiều cách: tƣ vấn, đặt lệnh, quản lý tài khoản, đại diện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng ... nên nếu nhân viên môi giới mở tài khoản tại công ty chứng khoán nơi mình làm việc thì dễ phát sinh mẫu thuẫn về quyền lợi với khách hàng mà mình đại diện. Cũng nhƣ vậy, nếu ngƣời hành nghề kinh doanh chứng khoán làm việc tại hai hay nhiều công ty chứng khoán thì họ dễ dàng lợi dụng lợi thế về thông tin do biết đƣợc tình hình kinh doanh của từng công ty và của khách hàng để tƣ vấn, đại diện giao dịch nhằm hƣởng hoa hồng nhiều hơn.

Với các quy định nêu trên, về hình thức, pháp luật nƣớc ta điều chỉnh quan hệ xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán và khách hàng khá cụ thể và chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tính khả thi trong việc ngăn ngừa xung đột lợi ích chƣa cao, ý nghĩa của nó trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời đầu tƣ là chƣa thiết thực.

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)