Bảo vệ ngƣời đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán theo pháp luật một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 31 - 42)

luật một số nƣớc trên thế giới

Đối với nƣớc ta hiện nay việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ về chứng khoán và TTCK là việc làm cấp thiết nhằm tạo cơ sở cho TTCK phát triển, hạn chế tới mức thấp nhất những tiêu cực nảy sinh, tăng tính hấp dẫn và làm yên lòng ngƣời đầu tƣ. Để đạt đƣợc mục tiêu này, một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật là phải nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc.

Trong các nguyên tắc quản lý TTCK của tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO) có ghi nhận mục tiêu đầu tiên của hoạt động quản lý TTCK là "bảo vệ ngƣời đầu tƣ" và xuyên suốt các nguyên tắc đó đều chứa đựng các quy định liên quan đến nội dung này.

Ở các nƣớc, luật lệ về bảo vệ ngƣời đầu tƣ đƣợc thể hiện bằng con đƣờng công cụ pháp luật của nhà nƣớc hoặc thông qua việc ban hành quy định tự quản (quy định của tổ chức). Nhiều nƣớc ban hành các văn bản pháp luật chứng khoán chuyên ngành, bên cạnh đó còn dựa vào luật hình sự, luật dân sự, luật công ty ... là nguồn của pháp luật bảo vệ ngƣời đầu tƣ. Các lý thuyết cho rằng cần xây dựng luật chứng khoán vì để giảm thiểu những chi phí cho các bên liên quan trong các giao dịch chứng khoán, có cơ sở cho việc xử lý tranh chấp và nếu không có luật pháp bắt buộc, do xung đột lợi ích luôn tồn tại và tác động rất lớn đến hoạt động giao dịch chứng khoán, nên sẽ không có sự công khai sự thật liên quan đến chứng khoán và ngƣời đầu tƣ luôn gặp rủi ro tiềm tàng và luôn chịu nhiều thiệt hại.

Trong thể chế đồng bộ bảo vệ ngƣời đầu tƣ, nội dung quan trọng đầu tiên là xây dựng khuôn khổ pháp luật với các quy định làm cho rõ ràng các yêu cầu cần bảo vệ. Tuy nội dung "bảo vệ ngƣời đầu tƣ" bao gồm một phạm

34

vi rộng các vấn đề, nhƣng hiện nay, ở các nƣớc thƣờng chú trọng một số vấn đề chính, đó là:

a) Hành vi sai phạm trên thị trƣờng: Là hành vi cơ hội, cản trở sự vận hành minh bạch, công bằng và hiệu quả của thị trƣờng. Bao gồm nhiều hành vi khác nhau, thông thƣờng có các hành vi đặc trƣng sau:

- Thao túng thị trƣờng; - Thông tin sai;

- Lừa đảo làm cho ngƣời khác giao dịch chứng khoán; - Giao dịch nội gián;

- Không tuân thủ các yêu cầu công bố thông tin liên tục; - Giao dịch cho khách hàng khi không đƣợc uỷ quyền ...

b) Báo cáo sai, lừa dối hoặc không đầy đủ (trong tài liệu cung cấp): Xuất phát từ nguyên tắc bất kỳ chào bán chứng khoán nào ra công chúng cũng phải đi kèm với thông tin, ví dụ nhƣ có "bản cáo bạch", đó là tài liệu, thƣờng là duy nhất, mà ngƣời đầu tƣ có thể căn cứ để ra quyết định đầu tƣ của họ. Do đó, bản cáo bạch cần phải rất chính xác và không đƣợc chứa những báo cáo sai lệch, lừa dối hoặc bỏ qua những thông tin quan trọng.

c) Khuyến nghị, tƣ vấn không có căn cứ phù hợp: Điều này đƣợc đề cập vì có các vấn đề phải đối mặt nhƣ phạm vi quy định tƣ vấn tài chính, việc xác định các hình thức nào là hình thức tƣ vấn hợp lý, sự cần thiết phải xác định các xung đột lợi ích ... Yêu cầu thực tế là phải thiết lập các nghĩa vụ pháp lý đối với chất lƣợng tƣ vấn đầu tƣ cung cấp, việc công bố thông tin liên quan, xây dựng các chuẩn mực hành nghề.

Liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài là bảo vệ ngƣời đầu tƣ theo góc độ các quy chế cơ bản, pháp luật các nƣớc có những quy định đặc thù trong đó đều chứa đựng những nội dung có thể áp dụng rộng rãi, nhất là đối với thị trƣờng mới phát triển nhƣ ở Việt Nam.

35

Trong chế độ công bố thông tin, pháp luật mỗi nƣớc thƣờng có các quy chế áp dụng đối với các tổ chức tham gia thị trƣờng nhƣ các tổ chức phát hành - niêm yết, các tổ chức trung gian thị trƣờng, các tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch mua bán chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ thị trƣờng, ngƣời đầu tƣ, trong đó đặc biệt quan trọng là việc công bố thông tin của tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán. TTCK ở mỗi nƣớc có những đặc điểm riêng, nên theo yêu cầu của pháp luật đối với công bố thông tin ở các nƣớc có thể khác nhau. Do đó, sẽ không có một cách thức duy nhất để quy định công bố thông tin thị trƣờng. Mỗi nƣớc sẽ tự chọn cho mình một cách thích hợp cho hoàn cảnh và điều kiện của nƣớc mình. Tuy nhiên, vẫn có những thông lệ chung cho việc công bố thông tin đã đƣợc áp dụng ở các TTCK phát triển trên thế giới.

Tại mỗi nƣớc, pháp luật về công bố thông tin có thể đƣợc quy định trong một luật hoặc trong các luật khác nhau nhƣ: Luật chứng khoán, Luật công ty, Luật thƣơng mại ... Chẳng hạn, ở Nhật Bản công bố thông tin đƣợc quy định trong Luật giao dịch chứng khoán và cả trong Luật thƣơng mại.

Tại Mỹ, Nhật Bản cũng nhƣ hầu hết những nƣớc có TTCK phát triển, quy định về phát hành chứng khoán chủ yếu tập trung vào nguyên tắc công bố thông tin.

Luật chứng khoán Thái Lan quy định tập trung vào tiêu chuẩn công bố thông tin ngay từ giai đoạn chào bán chứng khoán ra công chúng, và duy trì suốt trong quá trình chứng khoán đƣợc niêm yết. Các thông tin phải là chi tiết và không đƣợc phép bỏ sót [54, tr 13-21].

Luật pháp Hàn Quốc cũng quy định rất chi tiết về việc công bố và cung cấp thông tin liên quan đến chứng khoán. Ngƣời đầu tƣ đƣợc các tổ chức niêm yết trực tiếp cung cấp thông tin hoặc thông qua SGDCK. Tại điều 186 Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc năm 1962 (sửa đổi năm 1963) quy định những loại thông tin đƣợc công bố:

36

- Báo cáo tài chính hàng năm, nửa năm và bản thuyết minh báo cáo tài chính;

- Những thay đổi quan trọng trong việc dự kiến về hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi và thu nhập ròng;

- Thay đổi các mục tiêu hoạt động của công ty;

- Một phần hoặc toàn bộ hoạt động của công ty bị đình chỉ [55].

Nhìn chung, pháp luật các nƣớc đều quy định SGDCK, các công ty chứng khoán và các công ty niêm yết cùng có trách nhiệm công bố thông tin ra công chúng. Các công ty sau khi niêm yết phải tuân thủ chế độ công bố thông tin định kỳ vào những thời điểm quy định, chế độ công bố thông tin tức thời khi có những sự kiện quan trọng có thể ảnh hƣởng đến giá chứng khoán hoặc lợi ích của ngƣời đầu tƣ, và công bố thông tin theo yêu cầu, hoặc các phƣơng pháp công bố thông tin đƣợc quy định cụ thể khác. Nội dung, hình thức, thời hạn chế độ công bố thông tin đƣợc pháp luật quy định cụ thể.

* Quy định về các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK:

Quy định về các hành vi này cũng rất khác nhau ở các nƣớc. Ở nhiều nƣớc, có những hành vi vi phạm đƣợc xác định là hành vi bị cấm, đó là các hành vi xâm hại đến nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK, ví dụ: lũng đoạn thị trƣờng, thông tin sai sự thật. Có hành vi bị coi là vi phạm nghiêm trọng ở nhiều nƣớc nhƣng lại không bị coi là sai trái ở một số nƣớc khác, ví dụ: giao dịch nội gián. Ở Nhật Bản trƣớc đây trong suốt thời gian dài giao dịch nội gián không bị pháp luật điều chỉnh, hành vi này đƣợc quy định cụ thể trong Luật chứng khoán và TTCK Nhật Bản năm 1948, sửa đổi bổ sung năm 1992 [53]. Cũng có những hành vi chỉ bị cấm hoặc hạn chế trong một chừng mực, trong từng giai đoạn nhất định và ở một số ít quốc gia. Những hành vi này thƣờng không phù hợp với trật tự quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô và trình độ phát triển TTCK của nƣớc đó, ví dụ: hành vi bán khống chứng khoán, hành vi hoạt động tín dụng và cho vay chứng khoán ...

37 - Quy định về giao dịch nội gián:

Luật pháp Hoa Kỳ đã nghiêm cấm việc giao dịch nội gián từ năm 1934. Điều 10 Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934 quy định "Nghiêm cấm các tổ chức môi giới hoặc các tổ chức tự doanh chứng khoán, thành viên của một sở giao dịch chứng khoán quốc gia; hoặc các tổ chức môi giới hoặc tổ chức tự doanh chứng khoán thực hiện giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trung gian là thành viên của một sở giao dịch chứng khoán quốc gia" [57].

Năm 1986, Anh Quốc quy định hành vi mua bán nội gián đƣợc coi là một tội danh hình sự. Liên minh Châu âu cũng đã yêu cầu các quốc gia thành viên đƣa vào luật việc mua bán nội gián là bất hợp pháp và các thành viên phải phối hợp với nhau để có nguồn thông tin cần thiết trong áp dụng pháp luật.

Luật về chứng khoán và TTCK của Nhật Bản năm 1948, sửa đổi năm 1992 có quy định cấm cá nhân đƣợc coi là ngƣời có thông tin nội bộ (những ngƣời biết đƣợc những thông tin trọng yếu liên quan tới hoạt động của các công ty niêm yết) mua, bán hoặc thực hiện việc chuyển nhƣợng có thanh toán hoặc mua lại bất kỳ một loại chứng khoán cụ thể nào của các công ty niêm yết, hoặc thực hiện giao dịch hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng quyền giao dịch chứng khoán nƣớc ngoài, hoặc giao dịch sản phẩm phái sinh OTC của các công ty niêm yết, trừ khi những thông tin trọng yếu đó đã đƣợc công bố. Quy định này cũng áp dụng với những ngƣời biết đƣợc thông tin theo các cách thức đƣợc quy định chi tiết tại điều 166 Luật về chứng khoán và TTCK Nhật Bản năm 1948, sửa đổi năm 1992 [53].

Về vấn đề này, Luật Chứng khoán Trung Quốc năm 1999 quy định: "Trong các hoạt động giao dịch chứng khoán, các thông tin chƣa công khai về tình hình kinh doanh, tài chính của công ty hoặc có ảnh hƣởng lớn tới giá chứng khoán trên thị trƣờng của công ty đƣợc coi là thông tin nội bộ.

38

Các loại thông tin sau đều là thông tin nội bộ: (1) các vụ việc nghiêm trọng nhƣ: thay đổi lớn về phƣơng thức và phạm vi kinh doanh của công ty; hành vi đầu tƣ lớn và quyết định mua tài sản lớn của công ty; (2) kế hoạch phân chia cổ tức hoặc tăng vốn của công ty; (3) thay đổi lớn về cơ cấu quyền cổ phiếu của công ty; (4) thay đổi lớn về đảm bảo nợ của công ty; (5) công ty thế chấp, bán tài sản chủ yếu hoặc báo hỏng quá 30% tài sản này trong một lần; (6) các hành vi của thành viên hội đồng quản trị, giám sát, giám đốc, phó giám đốc và các nhân viên quản lý cao cấp khác của công ty có thể phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại lớn theo pháp luật; (7) các phƣơng án mua lại công ty niêm yết; (8) các thông tin quan trọng khác mà cơ quan quản lý và giám sát chứng khoán của Quốc vụ viện cho rằng có thể ảnh hƣởng tới giá giao dịch chứng khoán [42, Điều 69].

- Hành vi lũng đoạn thị trƣờng (thao túng thị trƣờng):

Hành vi thao túng giá chứng khoán bị cấm theo quy định của Luật chứng khoán Hoa Kỳ năm 1933, theo đó: bất kỳ hành vi nào nhằm mục đích tạo ra sự sai lệch hoặc ảnh hƣởng đến hoạt động giao dịch chứng khoán trên các SGDCK hoặc tác động đến việc đặt lệnh của ngƣời đầu tƣ đều bị coi là không hợp lệ, chẳng hạn nhƣ: một hoặc nhiều bên cùng đặt lệnh mua và bán loại chứng khoán với cùng mức giá và thời gian; thực hiện một loạt những giao dịch với ý định làm biến động giá một cách giả tạo; tung tin đồn rằng giá chứng khoán sẽ thay đổi lớn do một hoạt động thao túng ngầm hoặc đƣa ra những lời tuyên bố sai lệch, gây hiểu nhầm liên quan đến hoạt động giao dịch; thực hiện các giao dịch nhằm ấn định hoặc duy trì giá chứng khoán [56]. Hành vi này đƣợc quy định rất chi tiết trong Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934.

Điều 188 Luật Chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc quy định về hành vi thao túng thị trƣờng và làm biến động giá, theo đó: (1) không một ngƣời nào đƣợc phép thực hiện những hoạt động làm sai lệch thông tin

39

ảnh hƣởng đến hoạt động giao dịch chứng khoán liên quan đến những chứng khoán đƣợc niêm yết nhƣ: mua hoặc bán chứng khoán đồng thời với cùng mức giá; thực hiện những giao dịch không làm thay đổi quyền sở hữu; (2) cung cấp những thông tin sai lệch làm biến động giá; tung tin đồn rằng giá chứng khoán sẽ thay đổi lớn do một hoạt động thao túng ngầm, hoặc đƣa ra những lời tuyên bố sai lệch, gây hiểu nhầm liên quan đến hoạt động giao dịch; (3) thực hiện các giao dịch nhằm ấn định hoặc duy trì giá chứng khoán [55].

- Hành vi thông tin sai sự thật:

Luật pháp Trung Quốc quy định rất rõ các đối tƣợng bị cấm thực hiện hành vi thông tin sai sự thật. Đó là, cán bộ nhà nƣớc, ngƣời trong ngành thông tin đại chúng; sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, tổ chức đăng ký thanh toán chứng khoán, tổ chức dịch vụ giao dịch chứng khoán, tổ chức môi giới, hiệp hội ngành chứng khoán và các nhân viên của mình. Ngoài ra, cũng trong điều luật này, luật pháp Trung Quốc yêu cầu: "các phƣơng tiện thông tin đại chúng truyền bá các thông tin về chứng khoán phản ánh chân thực, khách quan không đƣợc sai lệch." [42, Điều 72].

- Về vấn đề bán khống chứng khoán:

Pháp luật ở một số nƣớc có quy định rất chi tiết về bán khống là gì, trong những trƣờng hợp nào thì ngƣời bán chứng khoán đƣợc coi là ngƣời sở hữu chứng khoán. Một điểm lƣu ý, đối với hành vi bán khống chứng khoán, ở nhiều nƣớc pháp luật không cấm mà chỉ đặt giao dịch bán khống dƣới sự kiểm soát. Pháp luật thƣờng có quy định rõ đối tƣợng và những điều kiện đƣợc phép thực hiện giao dịch bán khống và những trƣờng hợp, hoàn cảnh trong đó bán khống bị coi là bất hợp pháp. Chẳng hạn, Luật Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ năm 1934 chỉ cấm bán khống đối với ngƣời nội bộ công ty [57, điều 10]. Còn đối với những đối tƣợng khác, bán khống chỉ bị cấm khi giá của loại chứng khoán đó trên thị trƣờng đang có xu hƣớng giảm nhằm

40

ngăn chặn hiện tƣợng bán khống để lũng đoạn thị trƣờng và đẩy nhanh sự giảm giá chứng khoán.

* Về điều chỉnh những xung đột lợi ích liên quan đến người đầu tư:

Pháp luật một số nƣớc quy định chỉ cho phép công ty chứng khoán đƣợc thực hiện một số hoạt động nhất định để tránh tình trạng công ty chứng khoán lợi dụng việc đƣợc phép thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh chứng khoán khác nhau nhằm thu đƣợc nhiều lợi ích cho mình mà xâm hại đến lợi ích của ngƣời đầu tƣ. Thông thƣờng, công ty chứng khoán đã đƣợc thực hiện hoạt động tự doanh thì không đƣợc hoạt động môi giới và ngƣợc lại.

Điều 44-2 Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc quy định quản lý tách bạch về tài sản và chứng khoán theo đó các công ty môi giới phải quản lý chứng khoán lƣu ký của ngƣời đầu tƣ tách biệt với tài sản của công ty [55].

Luật về chứng khoán và TTCK của Nhật Bản năm 1948, sửa đổi năm 1992 có quy định cấm giao dịch không công bằng, có thể ảnh hƣởng đến lợi ích ngƣời đầu tƣ từ phía ngƣời đầu tƣ khác. Điều 157 quy định không cá nhân nào đƣợc phép thực hiện các hành vi sau: (1) sử dụng các phƣơng tiện, chƣơng trình, âm mƣu bất hợp pháp trong mua và bán chứng khoán, hoặc các

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)