Chế tài xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 73 - 74)

quyền lợi với khách hàng mà mình đại diện. Cũng nhƣ vậy, nếu ngƣời hành nghề kinh doanh chứng khoán làm việc tại hai hay nhiều công ty chứng khoán thì họ dễ dàng lợi dụng lợi thế về thông tin do biết đƣợc tình hình kinh doanh của từng công ty và của khách hàng để tƣ vấn, đại diện giao dịch nhằm hƣởng hoa hồng nhiều hơn.

Với các quy định nêu trên, về hình thức, pháp luật nƣớc ta điều chỉnh quan hệ xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán và khách hàng khá cụ thể và chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tính khả thi trong việc ngăn ngừa xung đột lợi ích chƣa cao, ý nghĩa của nó trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời đầu tƣ là chƣa thiết thực.

2.4. Quy định chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán

2.4.1. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán chứng khoán

Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội, nó phá vỡ trật tự xã hội, có thể gây ra những thiệt hại nhất định về vật chất và tinh thần cho các chủ thể trong xã hội, xâm hại đến các quan hệ mà pháp luật bảo vệ. Vì vậy, Nhà nƣớc đã ban hành các chế tài để xử lý các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, của nhân dân, tạo điều kiện cho xã hội phát triển bình thƣờng. Quy định các chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật không chỉ xử lý, trừng phạt mà còn có ý nghĩa phòng ngừa, cải tạo, giáo dục những chủ thể vi phạm, răn đe những ngƣời khác, giáo dục ý thức pháp

76

luật. Xử lý vi phạm pháp luật là một hoạt động cƣỡng chế Nhà nƣớc đối với những hành vi vi phạm.

Để trừng phạt những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và TTCK, ngăn chặn các chủ thể đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời đầu tƣ, đảm bảo sự ổn định và phát triển của thị trƣờng, pháp luật có quy định chế tài xử lý các chủ thể có hành vi vi phạm.

Điều 115 Nghị định 144/2003/NĐ-CP quy định: "Tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về chứng khoán và TTCK thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây ra thiệt hại, thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật". Nhƣ vậy, đối với hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và TTCK, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể áp dụng một trong ba hình thức xử lý vi phạm đó là: kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính; truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi quyền và lợi ích của ngƣời đầu tƣ bị vi phạm, ngƣời đầu tƣ hoặc các chủ thể có trách nhiệm khác có thể tiến hành các thủ tục cần thiết để yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, áp dụng các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm. Đây đƣợc gọi là phƣơng thức hành chính, hình sự để bảo vệ quyền lợi của ngƣời đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 73 - 74)