khoán và thị trường chứng khoán:
Chế tài hình sự đối với tội danh trong lĩnh vực TTCK là yếu tố quan trọng để củng cố kỷ luật thị trƣờng.
Một đặc điểm đặc thù trong các hành vi tội phạm liên quan đến hoạt động của TTCK là rất khó hoặc không thể xác định cụ thể ngƣời bị hại. Nói một cách khác, ngƣời bị hại ở đây không phải là một cá nhân nào mà là ngƣời đầu tƣ nói chung. Ví dụ: hành vi thao túng thị trƣờng, hành vi giao dịch nội gián ... sẽ làm tổn hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của một số công chúng đầu tƣ (do không có đƣợc thông tin, hoặc nhầm lẫn về giá trị thực của chứng khoán ...). Chính vì vậy, theo kinh nghiệm pháp luật về chứng khoán và TTCK của nhiều nƣớc trên thế giới, chế tài hình sự trong lĩnh vực này có một số nét đặc biệt:
Thứ nhất, mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng phạt hoặc ngăn ngừa khả năng phạm tội hoặc tái phạm, mà quan trọng hơn là để thoả
117
mãn và tạo dựng lòng tin nơi công chúng đầu tƣ, những ngƣời mà quyền lợi của rất đông trong số họ đã bị tổn hại do hành vi của một vài cá nhân gây nên. Do vậy, hình phạt thƣờng có tính chất cảnh cáo, răn đe với mức độ cao hơn những tội phạm cùng loại trong các lĩnh vực khác.
Thứ hai, hình phạt tiền đƣợc coi là hình phạt hiệu quả và thiết thực nhất đối với các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và đƣợc pháp luật của hầu hết các nƣớc coi là hình phạt chính với mức phạt cao.
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay chƣa có bất kỳ một tội danh nào quy định trực tiếp cho các hoạt động trên TTCK, do đây là lĩnh vực kinh tế đặc thù, nên trong thời gian tới cần phải nghiên cứu bổ sung các tội danh liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và TTCK vào Bộ luật. Việc quy định các tội phạm hình sự trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK có thể thực hiện theo các hƣớng:
+ Sửa đổi theo các quy định hiện hành của Bộ luật hình sự trên cơ sở quy định rõ ràng và thích hợp khung hình phạt áp dụng trong trƣờng hợp phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
+ Chỉ bổ sung vào Bộ luật hình sự một số tội danh về chứng khoán có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và rất đặc thù nhƣ giao dịch nội gián, thao túng thị trƣờng và vi phạm ở mức độ nghiêm trọng thì mới bị xử lý.
+ Mở rộng tối đa thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành trong lĩnh vực chứng khoán. Chỉ giải quyết hình sự những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng và gây hậu quả lớn.
Với nguyên tắc đó, chúng tôi thấy cần xem xét từng quy định cụ thể: Một số hành vi đã đƣợc quy định ở các tội danh trong Bộ luật hình sự nhƣ: hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán không có giấp phép thì đƣợc xử lý bằng tội danh kinh doanh trái phép; hoạt động vi phạm an toàn trong kinh doanh chứng khoán đƣợc xử lý bằng tội danh cố ý làm trái các quy định của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng …
118
Một số hành vi vi phạm nếu áp dụng các tội danh trong Bộ luật hình sự để xử lý thì chƣa thật sự phù hợp, nhƣ: làm chứng khoán giả; công bố thông tin sai sự thật, đầu cơ … thì cần sửa đổi, bổ sung nội dung các tội danh này để có sự phù hợp, bao trùm cả hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, nhƣ: tội đầu cơ (điều 160), tội quảng cáo gian dối (điều 168) …
Một số hành vi vi phạm mang tính chất đặc thù trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK chƣa đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, nhƣ: phát hành chứng khoán ra công chúng khi chƣa có giấy phép; mua bán nội gián; lũng đoạn thị trƣờng … Do đó, cần bổ sung một số tội danh mới trong Bộ luật hình sự trên tinh thần chủ yếu để răn đe, giáo dục. Cụ thể là các tội: tội mua bán nội gián; tội lũng đoạn thị trƣờng; tội phát hành chứng khoán ra công chúng mà chƣa có giấy phép.
3.5. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
Để ngƣời đầu tƣ có cơ sở khởi kiện nhằm bảo vệ lợi ích của mình khi có hành vi xâm hại, cần có các quy định đầy đủ, cụ thể các vấn đề về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Dựa vào đó, ngƣời đầu tƣ xác định tranh chấp, biết đƣợc thủ tục và trình tự giải quyết, để tìm ra phƣơng thức phù hợp bảo vệ quyền lợi của mình. Yêu cầu nghiên cứu bổ sung đầy đủ, đồng bộ các quy định về tranh chấp trên TTCK trong các văn bản pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế là rất cần thiết. Một số nội dung cụ thể:
- Quy định rõ thế nào là tranh chấp trên TTCK: Để tự bảo vệ quyền lợi cho mình, trƣớc hết ngƣời đầu tƣ phải hiểu đƣợc bản chất của tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, xác định đƣợc những cơ sở pháp lý cụ thể để từ đó tìm ra phƣơng thức giải quyết phù hợp. Do vậy, cần có các quy định cụ thể giúp cho việc nhận diện tranh chấp trên TTCK dễ dàng, từ đó xác
119
định đƣợc cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trình tự tố tụng phù hợp. Riêng các tranh chấp tại thị trƣờng tập trung cũng rất đa dạng nhƣ tranh chấp liên quan đến thời gian thanh toán, quyền sở hữu đối với chứng khoán, việc thực hiện quyền của ngƣời có chứng khoán lƣu ký ... Do đó, cần có sự tổng hợp để đƣa ra khái niệm tranh chấp trên TTCK cho phù hợp và khoa học.
- Xác định thời điểm phát sinh tranh chấp trên TTCK: Việc xác định thời điểm phát sinh tranh chấp còn có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó còn có sự lý giải khác nhau giữa ngày phát sinh tranh chấp và ngày phát hiện vi phạm. Quy định về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế là xác định ngày phát sinh tranh chấp dựa vào ngày phát hiện có sự vi phạm là chƣa đầy đủ, vì không phải tranh chấp nào cũng xuất phát từ vi phạm. Có thể hiểu thời điểm phát sinh tranh chấp là thời điểm các bên có liên quan đề nghị với bên kia thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm bảo đảm hoặc khôi phục quyền lợi của mình.
- Việc quy định thời hiệu khởi kiện tại toà án là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp là quá cứng nhắc và không phù hợp. Để đảm bảo quyền lợi của các bên, pháp luật cần quy định nới rộng thời hiệu khởi kiện là hai năm, điều này phù hợp với quy định của Luật thƣơng mại hiện hành.
- Quy định trình tự giải quyết tranh chấp trên TTCK: Theo pháp luật hiện hành, các quy định về phƣơng thức giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết và trình tự tố tụng còn rời rạc, yêu cầu đặt ra là quy định thống nhất: trƣớc hết là thủ tục giải quyết bằng thƣơng lƣợng, hoà giải (thủ tục thƣơng lƣợng, hoà giải phải đƣợc quy định trong một văn bản); xác định đầy đủ các chủ thể tham gia vào việc giải quyết tranh chấp mà không có phân biệt.
- Tăng cƣờng vai trò, năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia công tác giải quyết tranh chấp: đào tạo, bồi dƣỡng những ngƣời tham gia giải quyết tranh chấp từ những thành viên ban hoà giải đến thành viên trọng tài viên và thẩm phán xét xử. Quy định cụ thể cơ cấu thành viên, điều kiện trở
120
thành thành viên ban hoà giải, trong thành phần ban hoà giải bắt buộc phải có chuyên gia pháp lý (tham gia với tƣ cách thành viên).
3.6. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH BỘ MÁY QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CHỨNG KHOÁN