khoán và thị trƣờng chứng khoán
2.4.2.1. Kỷ luật
Kỷ luật là biện pháp xử lý mang tính chất hành chính giữa các chủ thể có phụ thuộc nhau về mặt tổ chức, đây là hình thức xử lý vi phạm đƣợc tiến hành bởi thủ trƣởng cơ quan, đơn vị áp dụng đối với cán bộ, viên chức trực thuộc quyền quản lý của mình.
77
Trên TTCK, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các cán bộ, viên chức có thể có các hành vi vi phạm quy định về nội quy làm việc, quy trình nghiệp vụ … ảnh huởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quyền lợi của ngƣời đầu tƣ có liên quan. Đối với các hành vi vi phạm này, do tính chất pháp lý không cao, thƣờng là các vi phạm do lỗi vô ý, mức độ vi phạm thấp, không gây thiệt hại về mặt vật chất, không gây tổn hại cho nhiều ngƣời nên áp dụng hình thức kỷ luật. Các hình thức kỷ luật có thể đƣợc áp dụng bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển sang làm công tác khác với mức lƣơng thấp hơn, sa thải.
Trình tự, thủ tục áp dụng: Việc xử lý vi phạm bằng hình thức kỷ luật đƣợc quyết định bởi Hội đồng khen thƣởng và kỷ luật của đơn vị. Thành viên Hội đồng này do thủ trƣởng cơ quan, đơn vị quyết định. Hội đồng có nghĩa vụ xem xét mức độ, tính chất vi phạm từ đó ra hình thức kỷ luật tƣơng ứng với vi phạm đó theo nguyên tắc chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật đối với một hành vi vi phạm. Hoạt động của Hội đồng dựa trên nguyên tắc dân chủ, các quyết định phải đƣợc lập thành biên bản, căn cứ vào biên bản này thủ trƣởng cơ quan, đơn vị ra quyết định kỷ luật hoặc không kỷ luật đối với các đối tƣợng bị xét kỷ luật. Đối tƣợng bị kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định pháp luật.
Nhƣ vậy, hình thức kỷ luật đƣợc hiểu là do chính cơ quan, đơn vị tham gia TTCK thực hiện trong nội bộ đơn vị mình. Thực tiễn áp dụng hình thức này rất đa dạng, mang tính hành chính, khó đƣợc kiểm tra, theo dõi chặt chẽ. Về mặt hiệu quả quản lý vĩ mô, hình thức này không phải là biện pháp cơ bản để xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.