Xử phạt hành chính đƣợc áp dụng đối với những hành vi của tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý Nhà nƣớc về chứng khoán và TTCK mà chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
78
Trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, hình thức xử phạt vi phạm hành chính thƣờng đƣợc phân chia theo các lĩnh vực hoạt động của thị trƣờng nhƣ: Vi phạm các quy định về hoạt động phát hành chứng khoán; về niêm yết chứng khoán; về hoạt động giao dịch chứng khoán; về hoạt động kinh doanh, đăng ký, lƣu ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán; vi phạm chế độ báo cáo, công bố thông tin; có hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra [17, khoản 2 điều 1].
Các hành vi vi phạm xâm hại đến quyền và lợi ích của ngƣời đầu tƣ có ở hầu hết các hoạt động này. Nghị định 161/2004/NĐ-CP đã liệt kê từng hành vi trong mỗi hoạt động cụ thể của thị trƣờng dựa vào đó các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, áp dụng các hình thức xử phạt phù hợp, ngoài ra chính những ngƣời đầu tƣ có thể tố cáo các hành vi vi phạm để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua thủ tục khiếu nại tố cáo.
* Hình thức xử phạt:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện pháp khác. Khi tiến hành xử phạt, đối với một hành vi vi phạm thì bắt buộc phải áp dụng một và chỉ một trong các hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác có thể đƣợc áp dụng hoặc không, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung hoặc các biện pháp khác đối với một hành vi vi phạm. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp cần thiết nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm, khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
- Hình phạt chính: bao gồm hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền. Hình thức phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng cho các vi phạm do hành vi vô ý gây ra, có tính chất nhỏ, lần đầu tiên vi phạm và có những tình tiết giảm nhẹ nhƣ đã khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Hình thức phạt tiền đƣợc quy
79
định theo khung hình phạt, đối với mỗi hành vi vi phạm đều có khung hình phạt tiền tƣơng ứng đƣợc quy định tại Nghị định 161/2004/NĐ-CP. Việc áp dụng mức hình phạt tiền thấp hay cao tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Mức phạt đƣợc áp dụng không đƣợc nằm ngoài mức quy định của khung hình phạt. Khung hình phạt tiền đối với các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định hiện hành có mức thấp nhất là 200.000 đồng và mức cao nhất là 70.000.000 đồng. Tuỳ vào từng hành vi vi phạm cụ thể mà có thể áp dụng mức phạt tiền tƣơng ứng [17].
- Hình phạt bổ sung bao gồm:
"a) Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tƣớc có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với quyền sử dụng giấy đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng; giấy phép niêm yết chứng khoán, giấy phép kinh doanh chứng khoán; giấy phép lƣu ký chứng khoán, giấy phép quản lý quỹ, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ..." [17, khoản 2, điều 7].
- Các biện pháp khác đƣợc áp dụng để xử phạt hành chính bao gồm: Buộc chấp hành các quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính; buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật; buộc tổ chức phát hành phải thu hồi các chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho ngƣời đầu tƣ trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày bị tƣớc quyền sử dụng giấy đăng ký phát hành.
* Thời hiệu xử phạt:
Đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, thời hiệu xử phạt là hai năm kể từ ngày vi phạm đƣợc thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không bị xử phạt nhƣng có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 điều 7 Nghị định 161/2004/NĐ-CP. Đối với cá nhân có hành vi vi phạm mà bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đƣa
80
vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhƣng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu có hành vi vi phạm thì bị xử phạt vi phạm, thời hiệu xử phạt trong trƣờng hợp này là 03 tháng kể từ ngày ngƣời có thẩm quyền xử phạt nhận đƣợc quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. Nếu trong thời hạn quy định tại hai trƣờng hợp trên, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định trên mà tính kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì đƣợc coi nhƣ chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính.
* Thẩm quyền xử phạt:
Theo quy định tại khoản 3 điều 6 Nghị định số 17/2000/NĐ-CP ngày 26/5/2000 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chứng khoán thì Thanh tra chứng khoán có nghĩa vụ phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. Nhƣ vậy, với vai trò là một tổ chức thanh tra Nhà nƣớc chuyên ngành, Thanh tra chứng khoán là chủ thể có thẩm quyền chính trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, ngƣời có thẩm quyền ra quyết định xử phạt là Chánh thanh tra UBCKNN, Thanh tra viên UBCKNN.
- Thanh tra viên UBCKNN có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền tối đa đến 200.000 đồng, ngoài ra có quyền áp dụng các hình phạt bổ sung hoặc các biện pháp khác nhƣ: tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm hành chính; buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật.
81
- Chánh thanh tra UBCKNN có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng, ngoài ra có quyền áp dụng các hình phạt bổ sung hoặc các biện pháp khác theo khoản 2, 3 điều 7 Nghị định 161/2004/NĐ-CP.
Thanh tra chứng khoán có trách nhiệm kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan công an ...) xử lý đối với các vi phạm cần áp dụng các mức phạt cao, vƣợt quá thẩm quyền của mình hoặc đối với các dấu hiệu tội phạm.
* Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:
Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và TTCK đều có thể là đối tƣợng bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài có hành vi vi phạm cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trƣờng hợp các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết có quy định khác.
* Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm:
Khi phát hiện vi phạm hành chính, ngƣời có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, sau đó, phải kịp thời lập biên bản vi phạm và báo cáo lên Chánh thanh tra chuyên ngành, trừ trƣờng hợp phạt cảnh cáo hoặc vi phạm đƣợc xác định lại từ án hình sự chuyển sang xử lý hành chính.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, ngƣời có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định là 30 ngày. Trƣờng hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì có thể xin gia hạn không quá 30 ngày. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng cá nhân, tổ chức mà ngƣời có thẩm quyền xử phạt quyết định mức phạt cụ thể cho phù hợp.
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trƣờng hợp trong quyết định có quy định ngày có hiệu lực khác. Thời hạn gửi quyết định xử phạt cho các bên liên quan là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
82
Đối với hình thức phạt tiền thì ngoài việc tuân thủ các trình tự, thủ tục nêu trên, cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp số tiền phạt vào Kho bạc Nhà nƣớc và nhận biên lai thu tiền phạt.
Đối việc áp dụng hình phạt bổ sung là tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, trong quyết định xử phạt phải ghi rõ: tên, loại; số giấy phép, số chứng chỉ; thời hạn tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trƣờng hợp ra quyết định đình chỉ một hoạt động nghiệp vụ cụ thể thì phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về nghiệp vụ bị đình chỉ hoạt động và thời hạn tƣớc quyền hoạt động nghiệp vụ đó.
Đối với thủ tục tịch thu tang vật và xử lý tang vật phƣơng tiện vi phạm hành chính, ngƣời có thẩm quyền phải lập biên bản theo mẫu quy định. Trƣờng hợp cần niêm phong tang vật, phƣơng tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trƣớc mặt ngƣời bị xử phạt vi phạm hoặc đại diện của tổ chức bị xử phạt và ngƣời chứng kiến.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt, nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cƣỡng chế thi hành bằng các biện pháp nhƣ: khấu trừ một phần lƣơng hoặc một phần thu nhập, khấu trừ từ tài khoản ngân hàng; kê biên tài sản có giá trị tƣơng ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; áp dụng các biện pháp cƣỡng chế khác.
Thực tế hoạt động TTCK Việt Nam thời gian qua nổi lên một số hình thức vi phạm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời đầu tƣ nhƣ:
- Vi phạm về nhập lệnh, đặt sai lệnh của khách hàng và của các công ty chứng khoán.
- Vi phạm về mua, bán cổ phiếu quỹ của các tổ chức niêm yết.
- Vi phạm các quy định về công bố thông tin của các tổ chức niêm yết. - Vi phạm các quy định về mở tài khoản của các nhà đầu tƣ chứng khoán [10, tr.19].
83
Trong đó, đối tƣợng vi phạm đều thể hiện là những ngƣời có hiểu biết pháp luật, am hiểu kiến thức kinh tế nói chung và kinh doanh chứng khoán nói riêng. Đặc biệt có những đối tƣợng biết lợi dụng kẽ hở pháp luật để thực hiện hành vi mang tính trục lợi. Tính chất vi phạm không phức tạp, thƣờng là các vi phạm lần đầu. Hậu quả vi phạm chƣa lớn do quy mô thị trƣờng nhỏ, tuy nhiên đã làm tổn thƣơng đến lòng tin của ngƣời đầu tƣ. Xử lý các vi phạm này, thực tế vẫn áp dụng các hình thức nhƣ nhắc nhở, kiến nghị sửa chữa. Có một vài trƣờng hợp xử lý cảnh cáo và phạt tiền.