TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 101 - 103)

TTCK Việt Nam đã hoạt động đƣợc một thời gian và đạt đƣợc những kết quả nhất định, đã tạo dựng đƣợc nhiều yếu tố nền móng và thể hiện tiềm năng phát triển, nhƣng vẫn đang ở chặng đƣờng ban đầu, quy mô hạn hẹp, chƣa phát huy đầy đủ chức năng của mình, cần phải đƣợc tiếp tục phát triển, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Pháp luật về chứng khoán và TTCK nói chung, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời đầu tƣ nói riêng đã có nhiều quy định phù hợp, đóng vai trò trong việc xây dựng, ổn định và phát triển TTCK nhƣng vẫn còn nhiều lỗ hổng, bất cập, chƣa thông thoáng và chƣa tạo cơ sở để ngƣời đầu tƣ an tâm tham gia mua bán chứng khoán. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời đầu tƣ trên TTCK tập trung hiện nay và trong thời gian tới là cần thiết. Để đƣa ra các giải pháp này cần phải dựa trên các nguyên tắc mang tính chủ đạo:

- Đảm bảo thực hiện đúng chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng về chứng khoán và TTCK:

Đảng ta đã xác định đƣờng lối phát triển nền kinh tế Việt Nam là xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Liên quan đến TTCK, Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam định hƣớng: "Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trƣờng, đặc biệt quan tâm các thị trƣờng quan trọng nhƣng hiện tại còn chƣa có hoặc mới ở mức độ sơ khai nhƣ thị trƣờng lao động, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng khoa

104

học và công nghệ" [43, tr.322]. Đại hội cũng đã chỉ ra phải "triển khai an toàn và từng bƣớc mở rộng phạm vi hoạt động của thị trƣờng chứng khoán".

Để những chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng đƣợc thực hiện trong thực tế, cần phải đƣợc thể chế hoá trong một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và đủ mạnh nhằm bảo vệ một cách hiệu quả quyền lợi của ngƣời đầu tƣ. Văn kiện Đại hội Đảng cũng đã xác định trong thời gian tới phải "tạo lập khung pháp luật đảm bảo sự quản lý của Nhà nƣớc. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trƣờng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh" [43, tr.321].

- Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đầu tƣ phải phù hợp lộ trình chiến lƣợc phát triển TTCK Việt Nam do Chính phủ đề ra. Định hƣớng của Chính phủ trong Chƣơng trình phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu "Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lƣợng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tƣ phát triển, góp phần phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cƣờng hiệu quả quản lý, giám sát thị trƣờng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đầu tƣ; từng bƣớc nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trƣờng tài chính quốc tế" [23, điều 1]. Nhƣ vậy, nội dung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đầu tƣ đã đƣợc xác định rõ trong Chƣơng trình phát triển.

- Sự điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ ngƣời đầu tƣ là nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để ngƣời đầu tƣ tham gia vào TTCK nhằm thu lợi hợp pháp, hạn chế tối đa những rủi ro.

- Khung pháp lý bảo vệ ngƣời đầu tƣ phải đƣợc xây dựng đầy đủ với những quy chế rõ ràng, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện cho thị trƣờng phát triển lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch. Quy định bảo vệ ngƣời đầu tƣ phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp với các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động khác trong lĩnh vực thuế, tài chính, tiền tệ …

105

đồng thời cũng phải dựa trên cơ sở nắm bắt kịp thời và ứng dụng một cách có hiệu quả những quy định tiến bộ và những thành tựu mới nhất về khoa học, công nghệ trong nƣớc và trên thế giới.

Nhƣ đề cập ở chƣơng 2, quy định pháp luật chứng khoán và TTCK hiện tại còn nhiều vƣớng mắc, chồng chéo, mâu thuẫn. Để khắc phục tình trạng này, sau một thời gian TTCK hoạt động, chúng ta cần rà soát, phát hiện những điểm còn tồn tại, thiếu sót và chƣa hợp lý để điều chỉnh và nâng cấp Nghị định 144/2003/NĐ-CP thành Luật chứng khoán để thống nhất quản lý. Liên quan đến các quy định bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời đầu tƣ, đề tài đƣa ra một số đề xuất về mặt pháp lý cụ thể nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)