Các cơ chế giải quyết tranh chấp trên thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 88)

công ty chứng khoán với tổ chức phát hành, giữa tổ chức phát hành với ngƣời đầu tƣ … Các tranh chấp này liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau với các hình thức biểu hiện đa dạng. Trong đó, do vị trí quan trọng của ngƣời đầu tƣ, do sự "yếu thế" của họ so với các chủ thể khác mà các tranh chấp có liên quan đến ngƣời đầu tƣ thƣờng xuyên xảy ra. Theo chúng tôi, tranh chấp trên TTCK nói chung và tranh chấp có một bên là ngƣời đầu tƣ cần đƣợc xác định là tranh chấp kinh tế. Mục đích cơ bản khi xác định bản chất tranh chấp là để giải quyết các vấn đề: xác định cơ chế (hình thức) giải quyết và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

2.5.2. Các cơ chế giải quyết tranh chấp trên thị trƣờng chứng khoán khoán

Tuy pháp luật hiện hành chƣa có quy định rõ bản chất các tranh chấp trên TTCK, nhƣng lại quy định khá rõ cơ chế giải quyết các tranh chấp này.

Giải quyết tranh chấp là cách thức, phƣơng pháp cũng nhƣ các hoạt động để khắc phục và loại trừ các tranh chấp phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trât tự, kỷ cƣơng xã hội. Giải quyết tranh chấp cũng có nghĩa là lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận đƣợc [9, tr.287].

Có nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp có thể lựa chọn phƣơng thức giải quyết phù hợp nhất trừ trƣờng hợp luật định. Hiện nay, các hình thức giải quyết tranh chấp chủ yếu đƣợc áp dụng gồm: thƣơng lƣợng, hoà giải, trọng tài và giải quyết thông qua toà án.

- Thƣơng lƣợng trong giải quyết tranh chấp về chứng khoán và TTCK về cơ bản giống nhƣ hình thức thƣơng lƣợng trong tranh chấp kinh tế nói

91

chung. Trong đó, các bên hoàn toàn tự nguyện mà không có bất kỳ trung gian nào. Quá trình này thành công hay thất bại phụ thuộc vào thiện chí của các bên. Kết quả thƣơng lƣợng là thoả thuận về giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ những bế tắc, bất đồng phát sinh mà trƣớc đó các bên không ý thức đƣợc.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã ghi nhận nguyên tắc toà án chỉ thụ lý đơn kiện khi các bên đã tiến hành thƣơng lƣợng. Cũng nhƣ vậy, pháp luật về chứng khoán và TTCK quy định: "Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và TTCK phải đƣợc giải quyết trên cơ sở thƣơng lƣợng và hoà giải ..."[16, khoản 1 điều 113].

Giải quyết tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng có hạn chế là kết quả thƣơng lƣợng phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí của các bên, nếu một trong các bên thiếu thiện chí thì quá trình giải quyết sẽ kéo dài, bế tắc và ít có tính khả thi khi kết quả chỉ đƣợc đảm bảo bằng sự tự giác thực hiện của các bên.

- Hoà giải là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp trong đó có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột, bất hoà. Đây là cũng là giải pháp tự nguyện, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên.

Hoà giải có thể đƣợc tiến hành ngoài thủ tục tố tụng hoặc theo thủ tục tố tụng của toà án, trọng tài.

Hoà giải ngoài tố tụng là việc các bên mời một tổ chức hoặc cá nhân đứng ra làm trung gian để cùng đàm phán, thƣơng lƣợng. Pháp luật quy định TTGDCK, SGDCK, UBCKNN có thể làm trung gian hoà giải các tranh chấp phát sinh. Hiện nay, hoạt động hoà giải của TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc điều chỉnh bởi Quyết định số 39/2000/QĐ-TTGD3 ngày 12/06/2000 của Giám đốc TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Hoà giải đƣợc tiến hành dƣới hình thức các phiên hoà giải. Các bên đƣơng sự khi có tranh chấp phát sinh có thể gửi đơn đề nghị TTGDCK đứng ra giải quyết. Khi có yêu cầu hoà giải, bên yêu cầu hoà giải phải gửi đơn đề nghị hoà giải và các

92

chứng từ, tài liệu có liên quan cần thiết đến Phòng giám sát thị trƣờng TTGDCK. Sau khi bị đơn chấp nhận hoà giải tại TTGDCK, Phòng giám sát thị trƣờng trình Giám đốc quyết định thành lập Ban hoà giải. Ban hoà giải tại TTGDCK đƣợc thành lập và hoạt động theo từng vụ việc cụ thể. Ban hoà giải có thể triệu tập trực tiếp từng bên để tiếp nhận ý kiến hoặc yêu cầu các bên giải thích bằng văn bản, cung cấp chứng từ và các tài liệu cần thiết. Ban hoà giải cũng có thể ra quyết định đình chỉ hoà giải trong một số trƣờng hợp nhất định có quy định trong Quy trình hoà giải các tranh chấp tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc hoà giải các tranh chấp bằng các biên bản hoà giải thành hoặc biên bản hoà giải không thành. Các biên bản này có giá trị tham khảo khi các bên yêu cầu các cấp cao hơn giải quyết vụ việc của mình.

Hoà giải trong tố tụng là việc hoà giải đƣợc tiến hành tại toà án hoặc trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Theo pháp luật hiện hành, hoà giải trong tố tụng là thủ tục bắt buộc đối với cả toà án và trọng tài, tức là toà án, trọng tài chỉ xét xử, giải quyết tranh chấp nếu đã tiến hành hoà giải mà không thành. Trung gian hoà giải ở đây là thẩm phán hoặc trọng tài viên, nhƣng các bên vẫn tự do ý chí, tự quyết định. Khi các bên đạt đƣợc sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì thẩm phán hoặc trọng tài viên lập biên bản hoà giải thành, biên bản có giá trị pháp lý nhƣ phán quyết của toà án hoặc quyết định của trọng tài.

- Trọng tài: là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tƣ cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đƣa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.

Pháp luật quy định: "Trƣờng hợp hoà giải không thành, các bên có thể yêu cầu trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật" [16, khoản 1 điều 113].

93

Các bên tranh chấp có thoả thuận đƣa tranh chấp ra giải quyết bằng hình thức trọng tài sẽ tự định đoạt các vấn đề lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm, thủ tục, phƣơng thức giải quyết …

Có hai hình thức trọng tài: trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) là hình thức trọng tài đƣợc lập ra để giải quyết những tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó; trọng tài thƣờng trực (trọng tài quy chế) là những trọng tài có hình thành tổ chức, có trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng.

Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại năm 2003 đã đƣa ra nhiều cơ chế, quy định phù hợp, bảo đảm rất lớn thoả thuận của các bên theo nguyên tắc nếu các bên không thoả thuận thì pháp luật mới quy định. Ngƣời đầu tƣ nói chung và trên TTCK nói riêng cần thấy những ƣu việt trong hình thức tố tụng trọng tài và việc phổ biến sâu rộng hình thức này sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết các tranh chấp.

- Giải quyết tranh chấp bằng Toà án là hình thức giải quyết do cơ quan tài phán của Nhà nƣớc thực hiện.

Khi các bên tranh chấp áp dụng cơ chế thƣơng lƣợng hoặc hoà giải không có hiệu quả và các bên cũng không thoả thuận đƣa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài thì sẽ đƣa ra toà án có thẩm quyền để giải quyết. Đối với lĩnh vực chứng khoán, pháp luật hiện hành quy định "Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu" [16, Điều 12]. Nhƣ vậy, tranh chấp có một bên là ngƣời đầu tƣ liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu có thể đƣợc đƣa ra Toà án kinh tế giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế. Thủ tục này đã đƣợc quy định cụ thể tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994.

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)