Lũng đoạn thị trường

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 58)

61

Thuật ngữ "Lũng đoạn thị trƣờng" đƣợc sử dụng ở tiêu đề của điều 104 Nghị định 144/2003/NĐ-CP và đƣợc nhắc đến khá nhiều trong các văn bản điều chỉnh về chứng khoán và TTCK, nhƣng không hề đƣợc giải thích trong nội dung của nó kể cả trong điều 3 của Nghị định về "giải thích thuật ngữ".

Điều 104 quy định: cấm tổ chức, cá nhân trực tiếp và gián tiếp tham gia vào các hoạt động sau: (1) giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán; (2) thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo cung, cầu giả tạo; (3) tham gia hoặc lôi kéo ngƣời khác liên tục mua, bán thao túng giá chứng khoán. Đây chỉ là sự liệt kê các hành vi đƣợc coi là lũng đoạn thị trƣờng. Thông tƣ 130/2004/TT-BTC ngày 29/12/2004 đã có một số hƣớng dẫn về những hành vi này nhƣ: "Giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán là việc một nhà đầu tƣ mở nhiều tài khoản giao dịch hoặc nhờ ngƣời khác đứng tên mở tài khoản giao dịch và tiến hành mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra các giao dịch chứng khoán giả tạo trên thị trƣờng nhƣng thực chất thì không làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán" [32, điểm 6 mục II]; "Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo cung, cầu giả tạo là việc các nhà đầu tƣ mặc dù không có mục đích mua, bán chứng khoán nhƣng muốn tạo ra sự cung-cầu giả tạo chứng khoán trên thị trƣờng nên đã cùng nhau thoả thuận, thống nhất việc mua và bán chứng khoán cùng loại: thoả thuận bên mua, bên bán; loại chứng khoán giao dịch; giá cả, khối lƣợng, thời gian đặt lệnh giao dịch chứng khoán" [33, điểm 7 mục II]. Các hƣớng dẫn này đã giúp cho ngƣời đầu tƣ hiểu đƣợc những hành vi cụ thể này qua căn cứ vào những tiêu chí nhất định.

Thực tế, khi thực hiện các giao dịch trên TTCK, trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời đầu tƣ chỉ có thể xác định đƣợc đó có phải là hành vi "lũng đoạn thị trƣờng" (còn gọi là thao túng) hay không khi căn cứ vào một số biểu hiện cụ thể của nó mà chƣa có cơ sở để đánh giá bản chất chung của hành vi đó là gì. Căn cứ vào nội dung của điều luật, có thể tạm hiểu "lũng đoạn thị trƣờng"

62

là việc các tổ chức, cá nhân mua hoặc bán một chứng khoán nào đó nhằm tạo ra sự khan hiếm hoặc dƣ thừa đối với loại chứng khoán đó, từ đó tạo ra hình ảnh giả tạo về tình trạng và giao dịch chứng khoán đó. Hiện tƣợng này sẽ tác động đến hành vi mua hoặc bán chứng khoán của ngƣời đầu tƣ vì thƣờng gây cho họ hiểu lầm về giá đối với một loại chứng khoán nào đó, do vậy, sẽ làm thị trƣờng mất ổn định và ảnh hƣởng lớn tới các tổ chức phát hành cũng nhƣ ngƣời đầu tƣ khác.

Nhƣ vậy, khái niệm về lũng đoạn thị trƣờng cũng dễ hiểu, nhƣng thực tế để phân định đƣợc đâu là hành vi giao dịch phạm pháp và đâu là hành vi giao dịch thông thƣờng lại không đơn giản chút nào, bởi mỗi ngày có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lệnh đƣợc chuyển vào khớp tại TTGDCK, vì thế cần xác định các tiêu chí chính thức làm căn cứ để xác định hành vi này.

"Giới đầu tƣ chứng khoán đã nhiều lần lên tiếng phản ảnh về hiện tƣợng thao túng giá và rò rỉ thông tin trên TTCK, nhƣng bộ phận giám sát TTCK đến nay vẫn chƣa "bắt đƣợc" đối tƣợng nào, một phần vì không có căn cứ, phần khác vì chƣa có tiêu trí xác định đó là hành vi vi phạm trên TTCK" [49].

Hiện nay, UBCKNN đang xây dựng quy chế giám sát và thanh tra các hoạt động giao dịch trên TTCK tập trung, trong đó có xây dựng các tiêu chí giám sát để phát hiện giao dịch lũng đoạn, sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để phát hiện và xử lý, giúp TTCK hoạt động ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)