Một số tồn tại trong chế độ công bố thông tin hiện nay

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 50 - 55)

Những quy định về hoạt động công bố thông tin bƣớc đầu đã tạo lập hành lang pháp lý để đƣa việc thực hiện chế độ công bố thông tin trên TTCK vào khuôn khổ. Thực tế, các quy định về công bố thông tin nhằm tăng cƣờng kỷ luật trong hoạt động công bố thông tin chƣa đƣợc tuân thủ triệt để, chƣa đảm bảo thị trƣờng hoạt động công bằng và minh bạch. "Theo đánh giá của World Bank, nếu thang điểm đánh giá mức độ công khai thông tin qua điều tra môi trƣờng kinh doanh tại 157 quốc gia là từ 1 tới 6 (càng cao thì càng minh bạch) thì Việt Nam đƣợc xếp hạng 1, thấp hơn tất các nƣớc trong khu vực trừ Campuchia (hạng 0) [47]. Chế độ công bố thông tin hiện hành còn những lỗ hổng, chƣa rõ ràng về thủ tục, quy trình và cách thức công bố thông tin nên khi thực hiện các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết còn gặp nhiều lúng túng, có thể kể đến một số bất cập, tồn tại sau:

- Thiếu tính chuyên nghiệp trong công bố thông tin: Thể hiện là tình trạng công bố thông tin chậm, nhận xét về thực trạng này Báo Đầu tƣ chứng khoán đánh giá: "Nhiều nhà đầu tƣ tỏ ra rất bức xúc trƣớc việc có đến gần phân nửa số công ty niêm yết công bố thông tin chậm hơn 5 ngày so với thời hạn công bố thông tin quý I/2004"; "Do diện tích của Bản tin TTCK có hạn, nên những thông tin này không thể truyền tải ngay đến nhà đầu tƣ"; "Hầu hết các công ty chứng khoán hiện không có thông báo kịp thời đến nhà đầu tƣ về

53

nội dung các báo cáo họ nhận đƣợc. Lý do là kinh phí hành chính cho photo giấy tờ có hạn và thiếu nhân sự" [48].

- Thông tin của các công ty niêm yết còn nhiều hạn chế, lƣợng thông tin ít, chủ yếu là thông tin định kỳ mà trong đó thƣờng là các thông tin về tình hình tài chính hàng quý, năm, rất ít thông tin bất thƣờng đƣợc công bố ra thị trƣờng, nếu có thông tin bất thƣờng thì hầu hết là các thông tin tốt có lợi cho công ty. Các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh, tiến độ thực hiện kế hoạch ... của công ty niêm yết còn rất ít.

Trong bài viết "chứng khoán khát thông tin sạch" của tác giả Việt Phong trên "vnexpress.net" ngày 03/10/2005 cho rằng "thời gian qua thƣờng xuyên có hiện tƣợng khi các bản tin cung cấp thông tin tốt đến với nhà đầu tƣ thì cũng là lúc giá cổ phiếu của công ty đó bắt đầu tụt dốc" [52]. Trên thị trƣờng còn có nhiều thông tin khác nhau mà ngƣời đầu tƣ chƣa phân biệt đƣợc, hậu quả của việc thu nhận những thông tin lan truyền một cách "không chính thức" này đã dẫn đến nhiều ngƣời đầu tƣ không nhận định đƣợc tình hình, mất phƣơng hƣớng, từ đó đã có các quyết định mua, bán chứng khoán theo tâm lý, phong trào trên thị trƣờng dẫn đến thua lỗ do bỏ lỡ cơ hội tăng giá của chứng khoán mà họ đang sở hữu. Thực tế này cũng đã dẫn đến những biến động mang tính giả tạo trên thị trƣờng và gây hậu quả xấu.

- Bản cáo bạch của công ty phát hành chƣa thực sự dễ dàng tiếp cận ngƣời đầu tƣ. Số lƣợng bản cáo bạch đƣợc phân phát còn hạn chế và có trƣờng hợp còn photocopy lại và bán cho ngƣời đầu tƣ với giá cao. Đây chính là những trở ngại cản trở ngƣời đầu tƣ tiếp cận thông tin của tổ chức phát hành. Những thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh mà nhiều công ty đƣa ra trong bản cáo bạch còn quá xa so với thực tế mà nguyên nhân chính là do các công ty chƣa có nề nếp trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của các thông tin đó nhƣ một phần cam kết của công ty với ngƣời đầu tƣ.

54

- Chế độ công bố thông tin mới chỉ áp đặt đối với các công ty phát hành, niêm yết mà không áp dụng đối với hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng của các doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hoá, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các tổ chức tín dụng. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng giữa các chủ thể phát hành chứng khoán và có thể đặt ngƣời đầu tƣ vào thế rủi ro nếu không có quy chế công bố thông tin thích hợp điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán của các tổ chức nói trên.

- Chƣa có quy định thống nhất về mẫu công bố thông tin nên không tránh khỏi việc các công ty niêm yết bỏ sót thông tin cần công bố hoặc thiếu sự đồng nhất trong nội dung thông tin phải công bố giữa các công ty niêm yết. - Chƣa có quy định pháp luật về yêu cầu chuyên môn cũng nhƣ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức thực hiện việc công bố thông tin nên tình trạng thiếu trách nhiệm trong vấn đề công bố thông tin thƣờng xảy ra. Do vậy, có trƣờng hợp khi các công ty niêm yết có các dự án đầu tƣ, ngƣời đầu tƣ không thể tiếp cận đƣợc với những thông tin chi tiết về dự án: dự án đầu tƣ vào lĩnh vực gì, tổng giá trị dự án là bao nhiêu ... đây là những thông tin rất quan trọng đối với ngƣời đầu tƣ dài hạn. Bản thân các công ty niêm yết thì cho rằng pháp luật không quy định cụ thể phải công bố những thông tin đó. Nhƣ vậy là còn thiếu các quy định của pháp luật về danh mục cụ thể những thông tin nào phải công bố, đƣợc phép công bố và không đƣợc phép công bố.

- Có sự bất bình đẳng trong công bố thông tin: Việc TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh có công văn số 712/TTGD-TT gửi các công ty chứng khoán thông báo về việc Trung tâm sẽ giao cho Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tƣ và phát triển (BSC) làm đại lý phát hành Bản tin TTCK ở khu vực phía Bắc kể từ ngày 20/10/2005 đƣợc các công ty chứng khoán khác cho rằng không công bằng. Lý do là BSC cũng là một công ty chứng khoán, cũng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, việc BSC biết trƣớc thông tin từ TTGDCK so với các công ty khác rõ ràng là một lợi thế. Nếu so giữa công ty chứng khoán với

55

ngƣời đầu tƣ thì mức độ không công bằng còn lớn hơn, vì từ trƣớc đến nay, ngƣời đầu tƣ nhận Bản tin TTCK (photo) tại các công ty chứng khoán, nhƣng theo quy định điều chỉnh này, nếu muốn có Bản tin chính thức ngƣời đầu tƣ sẽ phải mua qua đại lý cấp hai là các công ty chứng khoán (đại lý cấp một là BSC). Mặc dù, Bản tin TTCK chỉ có 2 trang khổ A4, trong đó đến 75% là đăng các thông số giao dịch của ngày hôm trƣớc. Trong khi đó, website của TTGDCK rất sơ sài, chủ yếu là thông tin về việc phát hành và trả lãi trái phiếu chính phủ [50].

- Về phƣơng tiện công bố thông tin: Hiện nay, phƣơng tiện công bố thông tin từ tổ chức niêm yết đến UBCKNN, TTGDCK và các tổ chức khác chủ yếu là bằng văn bản gửi qua đƣờng bƣu điện, gửi trực tiếp hay bằng fax. Để đảm bảo thông tin kịp thời nên các thông tin thƣờng đƣợc gửi bằng fax trƣớc và gửi bản chính sau. Ƣu điểm của việc công bố thông tin qua fax chính là ở chỗ tiện lợi, xử lý đơn giản. Tuy nhiên phƣơng tiện này cũng bộc lộ nhƣợc điểm là hạn chế về mặt số lƣợng, chất lƣợng thông tin và không thể cung cấp cùng một lúc cho nhiều đối tƣợng sử dụng. Thông thƣờng các thông tin đƣợc gửi qua đƣờng fax cho các công ty chứng khoán và sau đó các công ty này cung cấp cho ngƣời đầu tƣ ở sàn giao dịch. Nhƣ vậy, ngƣời đầu tƣ nhận đƣợc thông tin một cách gián tiếp có thể tạo nên khả năng sai lệnh thông tin.

- Về nhân viên công bố thông tin: Nhiều tổ chức niêm yết hiện nay chƣa có nhân viên chuyên trách việc công bố thông tin. Các nhân viên công bố thông tin của các tổ chức niêm yết thƣờng là kiêm nhiệm nên tính chuyên nghiệp không cao, chƣa nắm vững các quy định pháp luật. Trong một số trƣờng hợp khi công bố thông tin tức thời, thông tin gửi ra ngoài còn bị chậm trễ vì mất thời gian xử lý, trình ký.

- Thiếu quy định rõ ràng về chế tài thích hợp đối với việc công bố thông tin không trung thực để cƣỡng chế thi hành chế độ công bố thông tin.

56

Nghị định 161/2004/NĐ-CP có quy định về vấn đề này nhƣng chỉ quy định chế tài hành chính nên chƣa đủ mạnh. Chính vì vậy, các vi phạm về quy định công bố thông tin trên TTCK chƣa đƣợc xử lý nghiêm khắc. Việc xử phạt nghiêm khắc với những chế tài thích hợp sẽ góp phần ngăn ngừa những vi phạm chế độ công bố thông tin gây thiệt hại cho ngƣời đầu tƣ, đồng thời sẽ nâng cao ý thức kỷ luật của những ngƣời có trách nhiệm công bố thông tin.

Ngoài ra, hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết còn một số yếu kém và sai phạm nhƣ dùng từ ngữ không chính xác khi đƣa tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, gây hiểu lầm cho ngƣời đầu tƣ; không cung cấp ẩn phẩm thƣờng niên.

Nguyên nhân của tình trạng này gồm:

- Công bố thông tin là một lĩnh vực hoàn toàn mới nên các tổ chức niêm yết chƣa có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, trong lĩnh vực công bố thông tin, sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của ngƣời đầu tƣ có liên quan và mức độ công bố thông tin của các tổ chức niêm yết thƣờng diễn ra. Do phải cạnh tranh với các đối thủ nên các công ty thƣờng miễn cƣỡng công khai thông tin về sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tƣ trong khi ngƣời đầu tƣ muốn có đầy đủ thông tin về những vấn đề này.

- Những hình thức thông tin đơn giản nhƣ bằng đƣờng công văn thƣờng gây chậm trễ.

- Sự phối kết kênh công bố thông tin giữa các tổ chức niêm yết, UBCKNN và TTGDCK, các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan chƣa chặt chẽ, chƣa tức thời và còn nhiều vƣớng mắc.

- Do sợ thông tin sẽ ảnh hƣởng đến trị giá chứng khoán nên hầu hết các công ty niêm yết chỉ công bố những thông tin tốt và có lợi cho mình còn thông tin bất lợi thì rất ít công bố ra công chúng. Thực tế cho thấy, một là: những thông tin tốt từ các công ty niêm yết chƣa chắc đã làm cổ phiếu của chính công ty tăng giá, ngƣợi lại, những thông tin xấu chắc chắn sẽ làm cho

57

cổ phiếu giảm giá. Hai là, một số thông tin về các công ty niêm yết chƣa đƣợc công bố chính thức, nhƣng thị giá chứng khoán của các công ty này đã biến động.

- Tổ chức niêm yết chƣa có nhân viên chuyên trách việc công bố thông tin nên phần lớn thông tin của công ty niêm yết chỉ là thông tin định kỳ và thông tin theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Những đảm bảo pháp lý cho người đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)