Luồng thông tin trao đổi giống như huyết mạch của cả chuỗi cung ứng, thông tin có xuyên suốt thì các hoạt động diễn ra trong chuỗi mới được thực hiện trôi chảy. Vì vậy mà nếu hệ thống trao đổi thông tin tốt, chuyển giao đầy đủ thì người nhận được thông tin mới dễ dàng kiểm soát và thực hiện tốt được các chức năng để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất, vì vậy mà việc đòi hỏi truy xuất nguồn gốc về sản phẩm đang là vấn đề được yêu cầu phổ biến nhất hiện nay. Các thông tin về truy xuất nguồn gốc có thể được lưu trữ bằng nhiều cách khác nhau: có thể được lưu trong sổ ghi chép, các bảng biểu hoặc được mã hóa thành mã số để nhận diện và phân định sau này. Tuy nhiên, với cách làm truyền thống, truy xuất nguồn gốc bằng mã số hay mã vạch chỉ thuận tiện trong thương mại sản phẩm, còn áp dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm thủy sản sẽ làm mất nhiều công sức và khá bất tiện, nhất là trong môi trường làm việc ẩm ướt. Ngày nay, khi công nghệ thông tin là ngành phát triển mạnh mẽ nhất thì các công nghệ cũ đã bộc lộ ra rất nhiều điểm yếu so với các công nghệ mới ra này, các công ty viễn thông quốc tế đã nghiên cứu và chế tạo ra được thiết bị và phần mềm để quản lý và theo dõi, giám sát đường đi của sản phẩm bằng việc tự động hóa. Vì thế mà việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ được tiến hành một cách tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều so với trước đây. Một trong các công nghệ cao đó ta phải kể đến công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến gọi tắt là RFID, kết hợp với mạng công nghệ thông tin để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Lợi ích của RFID:
Khi công ty được trang bị hệ thống này thì việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản vào các nước trên thế giới hiện đang tạo ra các yêu cầu khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào về kỹ thuật sẽ dễ dàng hơn khá nhiều so với trước đây, đồng thời
đem lại nhiều hiệu quả kinh tế và uy tín cho công ty trên trường quốc tế. Có thể thấy ví dụ điển hình nhất là Thái Lan, nhờ vào việc ứng dụng công nghệ này vào việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản mà những sản phẩm nông sản xuất khẩu của Thái Lan đã nhận được sự tin tưởng từ khách hàng và họ sẵn sàng trả giá cao hơn 30% so với mức giá thông thường. Vì thế mà công nghệ mới như RFID có thể đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh lớn hơn cho những công ty sớm quan tâm và ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thủy sản không chỉ tạo ra được cơ hội nâng cao sức cạnh tranh mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển thủy sản bền vững.
Năm 2008, Cục ứng dụng và phát triển công nghệ Việt Nam (SATI) đã phối hợp với Trung tâm công nghệ điện tử và máy tính Thái Lan dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của IBM để tiến hành triển khai nghiên cứu áp dụng thí điểm công nghệ nhận dạng bằng tần số trong việc truy suất nguồn gốc tôm đông lạnh tại một số công ty ở Việt Nam.
Phương thức tiến hành
Để doanh nghiệp có thể áp dụng tốt công nghệ RFID vào hoạt động thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như tính pháp lý, quản lý cơ sở dữ liệu, sự phối hợp giữa các Bộ ngành có liên quan. Đa số ý kiến từ các chuyên gia trong ngành thủy sản cho biết cùng với việc ban hành các văn bản pháp lý, nhà nước còn cần hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung, như vậy mới tạo được cơ sở hạ tầng để việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao.
Vì thế mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần nhanh chóng triển khai chương trình thực hiện mã hóa các vùng nuôi trong cả nước, để tạo tiền đề thực hiện truy xuất nguồn gốc và tiếp tục việc hỗ trợ để các công ty chế biến xuất khẩu có thể tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu…, từ đó áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ngoài ra Bộ cũng cần phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp về lợi ích và quy định của việc ứng dụng công nghệ hiện đại này.
Trước mắt, Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 cần phải tiến hành dần việc thay thế hệ thống sổ theo dõi xuất nhập hàng, sổ theo dõi mã lô nguyên liệu mà Công ty đang sử dụng bằng việc sử dụng công nghệ thẻ RFID để ghi nhận các thông tin đó như sau:
- Thẻ RFID là một dạng thẻ nhớ dùng để đọc/ghi bằng sóng vô tuyến (RFID) là loại mang thông tin hiện đại và đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới. Thẻ RFID có khá nhiều ưu điểm do dung lượng lớn ( tới ngàn megabyte), có khả năng ghi/đọc thông tin nhanh, dễ dàng kết nối với thiết bị thu nhận, việc ghi/đọc thông tin tự động sẽ làm giảm các sai sót do thao tác thủ công, dễ kết nối với hệ thống máy tính và tự động hóa. Cùng một lúc một máy tính có thể được kết nối với hàng trăm thẻ RFID nên năng suất thu được là rất cao, không những thế các thông tin lại không thể đọc bởi mắt thường nên độ bảo mật cao. Thẻ RFID gồm một chip nhớ kích thước nhỏ dùng để ghi và lưu trữ thông tin. Chip được gắn với một ăng ten để tiếp nhận hoặc phát sóng vô tuyến. Thẻ RFID thụ động không trang bị nguồn điện riêng, bình thường không hoạt động. Thẻ chỉ hoạt động khi đầu đọc/ghi cung cấp năng lượng cho nó dưới dạng sóng điện từ. Phạm vi tiếp nhận tín hiệu thường rất nhỏ, từ cm đến m để tránh nhiễu. Vì không cần nguồn điện nên loại thẻ thụ động rẻ tiền và tuổi thọ rất dài có thể đến hàng trăm năm. Ngoài ra, thẻ RFID có độ bền cao, có thể sử dụng ổn định trong môi trường sản xuất như chế biến thuỷ sản và có thể tái sử dụng lại để giảm chi phí. Việc ứng dụng sẽ thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.3: Ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống truy xuất Truy xuất Đọc Ghi Nuôi trồng Vận chuyển Chế biến Đóng gói Bảo quản Vận chuyển &Xuất khẩu Phần mềm giao diện (Visual Basics) Đầu ghi/đọc RFID Thẻ thông minh Dữ liệu trung tâm (MS Access)
- Tiến hành việc lên kế hoạch đầu tư chi tiết về dự trữ nguồn vốn và tìm kiếm nhân lực có chuyên môn cao về công nghệ thông tin để có thể vận hành công nghệ này tốt nhất.
- Cộng tác với các Bộ khoa học công nghệ và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc tìm hiểu và đem ứng dụng công nghệ này vào việc truy xuất nguồn gốc cho Công ty mình.
- Tiến hành việc cử các cán bộ chuyên trách về mặt công nghệ để đi đào tạo, học tập và tìm kiếm thông tin về việc ứng dụng công nghệ RFID, để khi việc ứng dụng hoàn thành thì nhân viên chuyên trách của Công ty có thể vận hành một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.
- Thực hiện siết chặt mối liên kết dọc với các thành phần trong chuỗi cung ứng của mình đặc biệt là với các hộ nuôi tôm thẻ và các nhà cung cấp dịch vụ về nuôi trồng, để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc cũng như việc có đầy đủ hệ thống thông tin trong từng khâu sản xuất, phục vụ hiệu quả cho việc ứng dụng công nghệ mới vào kinh doanh.
- Hiện tại, Công ty có thể tiến hành thử nghiệm trước đối với các mặt hàng chủ lực của mình mà ở đây là mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh.
KẾT LUẬN
Để thành công trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh cần phải tìm một hướng đi riêng cho mình, nhưng phải đảm bảo phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
Với đời sống của con người ngày càng được đảm bảo thì thực phẩm cung cấp cho con người phải ngày càng được nâng cao cả về chất lượng, tính thẩm mỹ và nhất là phải đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc tích hợp chuỗi cung ứng giữa các đối tượng là hết sức thiết thực với nhu cầu hiện nay của thế giới. Trong đề tài này, chủ yếu tìm hiểu lý thuyết về chuỗi cung ứng và lợi thế cạnh tranh từ đó nghiên cứu và phân tích từng đối tượng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và sự bất cập giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17. Qua đó đề xuất ra các giải pháp khắc phục và hoàn thiện chuỗi cung ứng hiện nay của Công ty, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới, nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ trong và ngoài nước. Vì vậy, việc Công ty sản xuất sản phẩm tôm thẻ chân trắng đông lạnh đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng không chỉ là việc rất quan trọng và cấp thiết, nó còn là mối quan tâm chung của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, nên chắc chắn chưa có tính phổ biến cho toàn chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm Việt Nam. Mặc dù vậy, đề tài vẫn hy vọng sẽ làm nền tảng cho những nghiên cứu chuỗi cung ứng sau này cho những nghiên cứu bao quát hơn có thể giúp các doanh nghiệp tự nâng cao phát triển mô hình chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản nói riêng. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho lĩnh vực thủy sản và ngành nông nghiệp Việt Nam.
KIẾN NGHỊ
1. Đối với các cơ quan nhà nƣớc
Để thực hiện mô hình chuỗi cung ứng đạt được hiệu quả cao thì sự hỗ trợ từ các tổ chức cơ quan quản lý chức năng là một điều kiện cần thiết có tác động quan trọng đến chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp hiện nay, như:
- Tổ chức và hỗ trợ:
Nhà nước cần tiến hành nhanh chóng việc tổ chức và quy hoạch các vùng nuôi tôm tập trung có quy mô lớn theo đúng như các chương trình và kế hoạch đã được đề ra. Tổ chức việc đi kiểm tra rà soát lại các hộ nuôi tôm và tái chứng nhận những vùng
nuôi đạt chuẩn an toàn một cách thường xuyên, tích cực và chặt chẽ hơn.
Hỗ trợ cho các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trong việc xây dựng và thực hiện tốt các tiêu chuẩn chất lượng theo những tiêu chuẩn của thế giới. Đồng thời cũng có các chương trình hỗ trợ bà con nông dân xây dựng thương hiệu cho các ao nuôi, các đơn vị đạt tiêu chuẩn.
- Đào tạo
Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (Nafiquaved) và các tổ chức có liên quan đến ngành thủy sản nên thường xuyên mở những lớp hay các khóa đào tạo về các tiêu chuẩn cho bà con nông dân về cách thiết lập vùng nuôi an toàn một cách thiết thực và hiệu quả nhất.
Phối hợp với các tổ chức quản lý chất lượng thủy sản thế giới để cùng nhau hợp tác hỗ trợ cho người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản trong việc học tập và thực hiện việc nuôi tôm thẻ theo tiêu chuẩn Global GAP.
Hợp tác với chi cục bảo vệ thực vật mở cho người nuôi tôm những lớp tập huấn để giới thiệu và phổ biến những mô hình, các phương pháp quản lý chất lượng vùng nuôi. Việc trước tiên mà các cơ quan có chức năng cần phải làm là phải xây dựng được các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững như: mô hình nuôi an toàn sinh học, mô hình nuôi theo hình thức quản lý cộng đồng…
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hiện nay đang cần được sự đầu tư từ phía Nhà nước để xây dựng hệ thống đường, điện một cách hoàn thiện giúp cho người dân giảm được nhiều chi phí phát sinh trong quá trình nuôi. Cần phải tiến hành quy hoạch và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các hệ thống cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý chất thải…để ngăn chặn tình trạng nước thải trong nuôi tôm được thải trực tiếp ra môi trường gây ra ô nhiễm và làm phát sinh nhiều dịch bệnh. Ngành thủy sản cần phải tăng cường việc kiểm tra và rà soát chất lượng tôm thẻ giống tồn tại trên thị trường, qua đó nắm chắc tình hình nuôi của bà con để kịp thời khoanh vùng xử lý dịch bệnh, tránh lây lan như dịch bệnh tôm thẻ chết sớm hiện nay.
2. Hộ nuôi tôm
- Trong tình hình thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay, mưa bão, nắng nóng, hạn hán xảy ra khó đoán trước được sẽ gây tổn thất cho các hộ nuôi tôm thẻ từ 60% - 100% sau khi thu hoạch. Vì thế mà các tổ chức hay cơ quan chức năng có thể tiến hành việc hỗ trợ lãi suất vốn vay cho người nông dân như vay vốn với lãi suất thấp, hoặc xóa nợ… để người nông dân có thể khắc phục thiệt hại và đầu tư lại cho vụ sau. Đồng thời cũng tiến hành việc đẩy mạnh công tác dự báo thời tiết và thông tin kịp thời cho người dân để họ có thể giảm thiểu được tổn thất do thời tiết mang lại.
- Trong thời gian qua, nhìn chung các cơ quan ban ngành đã tổ chức được các chương trình hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi. Nhưng hiện tại, những hộ nuôi tôm thẻ vẫn phần nhiều dựa vào kinh nghiệm chưa có kỹ thuật cao, việc ứng dụng các kỹ thuật mới còn gặp nhiều hạn chế và chưa được tiến hành một cách đồng bộ. Do đó, mà các hộ nuôi tôm thẻ cần được hỗ trợ nhiều hơn về kỹ thuật nuôi tôm theo tiêu chuẩn quốc tế, chọn con giống sạch và khỏe, tiếp cận gần hơn với các kỹ thuật nuôi hiện đại thay thế việc nuôi thủ công và vấn đề sử dụng thuốc cho con tôm hợp lý và hiệu quả.
- Chi phí thức ăn cho tôm thẻ hiện nay chiếm tới 70% - 80% trong tổng chi phí nuôi tôm thẻ. Tuy nhiên hiện nay chi phí thức ăn cho tôm thẻ lại không ngừng tăng và cao hơn mức giá tại các thị trường trong cùng khu vực. Vì vậy mà Nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân bằng cách điều tiết mức giá hợp lý và các chương trình hỗ trợ nguồn vốn cho người nuôi tôm có thể duy trì và phát triển nghề lâu dài.
- Về vấn đề tiêu thụ đầu ra cho con tôm của các hộ dân luôn gặp nhiều khó khăn như