Tổng quát thực trạng chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 84)

Tính đến năm 2012, cả nước có 30 tỉnh thành thả nuôi tôm nước lợ với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cả nước là 38.169 ha tăng 15,5% so với năm 2011, chiếm 5,9% về diện tích nuôi trồng tôm trên cả nước. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất với 15.727 ha đạt sản lượng 77.830 tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia về thủy sản, tôm thẻ chân trắng đang là mặt hàng xuất khẩu được yêu thích tại nhiều thị trường trên thế giới. Mặt khác nuôi tôm thẻ chân trắng lại mang lại khá nhiều lợi ích cho người dân, lợi thế nhất là thời gian thu hoạch nhanh chỉ cần từ 75 – 90 ngày, môi trường nuôi lại không đòi hỏi khá khắc khe. Giá cả thị trường tôm thẻ chân trắng lại đang tiến triển khá tốt, giá 1kg tôm thẻ chân trắng hiện nay khoảng từ 90.000 đồng đến 130.000 đồng. Nếu mỗi năm chỉ nuôi 2 vụ thì lợi nhuận thu được cao hơn gấp 2 đến gấp 3 lần so với nuôi tôm sú, với mức giá thị trường như hiện nay thì lợi nhuận thu được cho người dân là rất cao lên được trên 50% so với đồng vốn được bỏ ra.

Nguồn nguyên liệu tôm thẻ chân trắng được sử dụng trong hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 toàn bộ đều được thu mua từ nguồn nuôi trồng từ người dân từ Quảng Ngãi đến Bến Tre. Trung bình mỗi ngày Công ty sử dụng trên 50 tấn nguyên liệu tôm thẻ vào sản xuất các sản phẩm. Do việc thu mua được Công ty tiến hành tại nhiều địa phương khác nhau nên nguồn nguyên liệu của Công ty phải phụ thuộc nhiều vào chất lượng nuôi tại mỗi địa phương.

Hiện tại, Công ty thu mua nguyên liệu từ người nuôi trồng theo 2 phương thức chủ yếu là:

- Người nuôi trồng sẽ mang sản phẩm của mình trực tiếp đến Công ty để bán. Với hình thức này người nuôi thường phải là hộ nuôi lớn, có khả năng về vốn vì họ sẽ chấp nhận để Công ty thanh toán tiền chậm sau ít nhất là 3 ngày, và phương tiện vận tải để mang đến Công ty.

- Người nuôi trồng sẽ bán cho các đại lý, chủ nậu. Hình thức này thông thường được các hộ nuôi nhỏ, không có khả năng về vốn; phương tiện vận tải, họ không đủ khả năng bán trực tiếp. Họ cần bán sản phẩm và nhận tiền ngay, vì vậy họ sẽ chịu bán với mức giá thấp hơn so với bán trực tiếp tới Công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)