Hiện nay, phát triển chuỗi cung ứng đang trở thành xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới, khái niệm này đã được ra đời khá lâu và không còn mới với các công ty đa quốc gia trên thế giới nhưng nó vẫn là một khái niệm mới với các công ty ở nước ta. Vì thế mà hiện thời điểm này, mô hình chuỗi cung ứng vẫn chưa được các công ty sử dụng và phát triển rộng rãi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các mô hình về chuỗi cung ứng đang được áp dụng vào hoạt động kinh doanh của nhiều công ty trên thế giới, kinh nghiệm về quản trị chuỗi cung ứng đã trở thành đề tài cho các nghiên cứu của nhiều công ty và tổ chức. Trên thế giới đã chứng nhận nhiều sự thành công trong việc ứng dụng chuỗi cung ứng vào hoạt động kinh doanh của các công ty như: Dell, Wal- mart, Procter&Gamble…
Đặc biệt trong ngành chế biến thực phẩm nói chung và ngành chế biến thủy sản nói riêng thì các tiêu chuẩn, yêu cầu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc của sản phẩm xuất khẩu lại ngày càng khắc khe hơn. Vì thế, đứng trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì xu hướng tập trung và tích hợp lại các nhà cung cấp thành một chuỗi cung ứng là điều tất yếu để giải quyết được các vấn đề trên. Các nhân tố, nhà cung cấp, các tổ chức không thể giữ hình thức hoạt động riêng rẻ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân mà phải hợp tác với nhau để đạt được những lợi ích và mục tiêu lớn hơn. Đây được coi là phần xu thế phát triển tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của các công ty trong tình hình cạnh tranh gay gắt như ngày nay.
Những đặc điểm chính của chuỗi cung ứng sẽ có xu thế phát triển và được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng vào hoạt động sản xuất – kinh doanh trong tương lai tính đến năm 2016 là:
- Thông tin về nhu cầu tiêu dùng sẽ được chia sẻ rộng rãi giữa các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng: người tiêu dùng (tín hiệu sẽ được thu lại từ các nhà phân phối hoặc
các cửa hiệu bán lẻ), nhà phân phối sản phẩm, nhà sản xuất chính, nhà cung ứng dịch vụ logistics, nhà cung cấp đầu vào, nhà bán lẻ.
- Hàng hóa sau khi trải qua quá trình sản xuất sẽ được chuyển đến các nhà kho chung ( nhiều nhà sản xuất sẽ cùng sử dụng chung 1 hệ thống nhà kho).
- Hàng hóa ở các hệ thống nhà kho chung đó sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải của một hệ thống vận tải chung đến các trung tâm phân phối chung cho cả một thành phố hoặc các vùng nông thôn.
- Các trung tâm phân phối chung sẽ tập kết hàng hóa lại và sử dụng phương thức lưu chuyển hàng liên tục (cross-docking) để tiết kiệm thời gian, trước khi chuyển hàng tới các điểm bán lẻ.
- Lúc này, ở khu vực nông thôn cũng sẽ có các trung tâm phân phối với vai trò cũng tương tự như các trung tâm phân phối ở thành phố, phân phát hàng tới những đại lý bán lẻ ở khu vực này.
- Các điểm phân phối này sẽ được xây dựng ở khu vực có vị trí thuận tiện nhất cho việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, ví dụ như: giao hàng tới cửa hàng bán lẻ nằm ở khu chung cư cao tầng, giao về các cửa hàng bán lẻ trong khu vực dân cư đông đúc…