Chi phí – lợi nhuận của ngƣời nuôi tôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 105)

Ta có cách tính sau:

Trong đó, chi phí mà một hộ nuôi tôm phải chi trả bao gồm : chi phí tôm giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, chi phí thuốc mem – hóa chất, chi phí nhiên liệu, các chi phí khác.

Qua việc điều tra 10 hộ nuôi tôm thẻ của Công ty, ta có bảng thống kê trung bình chi phí và lợi nhuận trên diện tích 1ha trong vụ nuôi năm 2012.

Bảng 2.9 : Chi phí bình quân trên 1 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tính trên 1 vụ (75 ngày) năm 2012 STT CHI PHÍ ĐVT SỐ LƢỢNG ĐƠN GIÁ (VNĐ) THÀNH TIỀN (VNĐ) SẢN LƢỢNG THU HOẠCH (kg) GIÁ THÀNH (VNĐ/kg)

1 Con giống Con 1.000.000 78

78.000.000 2 Thức ăn Kg 14.000 28.000 392.000.000 3 Thuốc bệnh, thuốc bổ - 5.000.000 4 Lƣơng nhân công Ngƣời 2 12.000.000 24.000.000 5

Khấu hao máy

móc thiết bị - 12.000.000

6 Nhiên liệu, điện - 30.000.000 7 Bạt lót đáy ao Kg 3.000 42.000 126.000.000 8 Chi phí thuê đất Vụ 1 15.000.000 9 Hóa chất xử lý 45.800.000 Clorine Thùng 4 2.000.000 8.000.000 Vôi Tấn 4 1.500.000 6.000.000 Men vi sinh,

thuốc diệt khuẩn - 16.800.000

10 Chi phí khác 15.000.000

TỔNG CHI PHÍ

727.800.000 10.000 72.780

Nguồn: từ các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng

Nhận xét:

Theo số liệu bảng 2.9, ta thấy tổng chi phí bình quân cho 1ha tôm thẻ chân trắng mà các hộ dân nuôi phải tốn ban đầu là 727.800.000 đồng. Trong đó, ta thấy chi phí cao nhất là chi phí thức ăn cho tôm thẻ chiếm tới 53,861% trong tổng chi phí, trong khi chi phí cho tôm thẻ con giống chỉ chiếm 10,717%.

Với sản lượng của vụ chính đạt được 10.000 kg/1ha, nên giá thành được tính ra cho một hộ dân là 72.780 đồng/kg. So với những năm trước giá thành của tôm thẻ cũng ngày một tăng lên theo vật giá của thị trường hiện nay.

Lợi nhuận mà người dân thu được còn phải dựa vào hình thức bán của người dân là: bán trực tiếp cho Công ty hay bán thông qua trung gian đại lý. Tùy vào từng hình thức do người dân lựa chọn mà phần lợi nhuận mà họ nhận được là khác nhau. Nếu hộ dân bán trực tiếp cho Công ty thì phần lợi nhuận họ sẽ được hưởng là toàn bộ từ giá mua mà

không phải chia sẻ một phần giá trị cho các đại lý. Tuy nhiên, họ phải chấp nhận việc chi trả chậm từ Công ty và phải gánh chịu một số chi phí khác như: chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển, bảo quản, chi phí giao dịch, lãi suất ngân hàng… Còn nếu các hộ dân bán qua đại lý, người nuôi phải chấp nhận một mức giá thấp hơn so với mức giá trên thị trường là 5.000 đồng/kg, trong đó bao gồm các chi phí và phần lợi nhuận của đại lý. Năm 2012, giá thu mua của Công ty cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng trung bình là 85.000 đồng/kg. Từ đó, ta có bảng sau nhằm tính phần lợi nhuận của người nuôi tôm thẻ qua hai hình thức: bán trực tiếp và bán qua trung gian.

Bảng 2.10: Lợi nhuận của người nuôi tôm thẻ chân trắng

HÌNH THỨC BÁN BÁN TRỰC TIẾP BÁN QUA ĐẠI LÝ

Giá bán (đồng/kg) 85.000,0 80.000,0

Giá thành (đồng/kg) 72.780,0 72.780,0

Các chi phí khác (*) 4.150,0 -

Lợi nhuận bình quân (đồng/kg) 8.070,0 7.220,0

Năng suất trung bình (kg/ha) 10.000,0 10.000,0

Lợi nhuận (đồng) 80.700.000,0 72.200.000,0

Hệ số rủi ro 0,3 0,3

Lợi nhuận bình quân (đồng/kg) 5.649,0 5.054,0

Lợi nhuận (đồng) 56.490,000,0 50.540.000,0

Nguồn: từ các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng

(*) Các chi phí khác bao gồm những chi phí như: chi phí thu hoạch, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển…

Nhận xét

Với hình thức bán trực tiếp đến Công ty, sau khi trừ hết các khoản chi phí người nuôi sẽ thu được một khoản lợi nhuận bình quân là 8.070 đồng/kg tôm thương phẩm, lãi được 11,09% trên đồng vốn bỏ ra. Với sản lượng thu hoạch được là 10.000 kg/ha, thì người nuôi tôm thẻ sẽ thu về phần lãi là 80.700.000 đồng/ha. Một năm, trung bình người nuôi tôm thẻ sẽ thu hoạch được 2 vụ thành công với một vụ là 75 ngày gần 3 tháng, vì thế mà tính trung bình một tháng người nuôi sẽ có thu nhập bình quân là 13.450.000,0 đồng/tháng.

Hiện nay, theo người nông dân thì nghề nuôi tôm cũng xảy ra rủi ro, tỷ lệ rủi ro thường là 30/70 với con giống là con giống của những công ty sản xuất có thương hiệu

uy tín và được cấp phép đảm bảo. Nhưng nếu người nuôi vì tiết kiệm mà mua con giống kém chất lượng của những cơ sở không có uy tín thì tỷ lệ rủi ro này lại rất cao lên tới 80/20. Tuy nhiên, sau nhiều vụ tôm thẻ chết vì dịch bệnh do con giống kém chất lượng, thì hiện nay người nuôi tôm thẻ đã chú trọng nhiều hơn về chất lượng con giống và thường sử dụng con giống của những công ty có uy tín trên thị trường nên mức độ rủi ro đã giảm đáng kể chỉ ở mức 30/70. Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng là khá cao nhưng nếu không chú ý đến vấn đề con giống thì người nuôi có thể bị mất trắng cả vụ do dịch bệnh trên tôm, hoặc người nuôi tôm thẻ vẫn có thể gặp rủi ro do ô nhiễm môi trường, tác động của thời tiết… vì vậy lợi nhuận người nuôi tôm vẫn chưa được ổn định. Bên cạnh đó tuy độ rủi ro có giảm, những do không có sự đảm bảo chắc chắn về đầu ra, phải phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thị trường nên luôn có tình trạng vụ nuôi đạt năng suất cao nhưng lãi không cao và thường bị ép giá. Do đó nếu tính thêm cả tỷ lệ rủi ro thì lợi nhuận của người nuôi giảm xuống chỉ còn 5.649 đồng/kg và tổng lợi nhuận thu được chỉ còn lại là 56.490.000 đồng/ha/vụ.

Nếu bán thông qua trung gian đại lý thì mức giá bán là 80.000 đồng/kg; trung bình lợi nhuận hộ nuôi tôm thẻ nhận được là 7.220 đồng/kg lãi được 9,92% trên đồng vốn bỏ ra, số lợi nhuận người nuôi thu được là 72.200.000 đồng. Lợi nhuận này đã bị giảm đi 850 đồng/kg so với việc bán trực tiếp cho Công ty, tính ra thì người nuôi sẽ nhận được phần lợi nhuận là 72.200.000 đồng/ha, phần lợi nhuận chuyển sang các đại lý chiếm tới 8.500.000 đồng/ha/vụ. Với hệ số rủi ro như hiện tại là 0,3 thì trung bình người nuôi còn lãi là 5.054 đồng/kg/vụ, như thế nếu tính luôn phần rủi ro thì lợi nhuận bình quân của hộ nuôi tôm thẻ còn 50.540.000 đồng/ha/vụ, thu nhập bình quân 1 tháng chỉ còn lại là 8.423.333,333 đồng/tháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)