Vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 42)

 Sự cần thiết của việc áp dụng tích hợp dọc chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản

Như ta thấy hiện tại, vấn đề đang được khá nhiều thị trường quan tâm hiện nay khi nhập khẩu các mặt hàng về thực phẩm mà cụ thể là mặt hàng thủy sản chính là vệ sinh an toàn thực phẩm. Mà trong một chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản thì vấn đề này lại là vấn đề chịu tác động từ tất cả các tác nhân có mặt trong chuỗi, chứ không chỉ ở phạm vi của các công ty chế biến. Vì vậy, chỉ cần một khâu trong toàn chuỗi cung ứng không thực hiện tốt các chức năng về việc quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu thì sản phẩm làm ra sẽ không đạt được tiêu chuẩn chất lượng, từ đó tạo ra các tác động xấu lên các tác nhân khác trong chuỗi, cũng như đối với xã hội. Ta thấy trong những năm gần đây, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm nổi lên khá nhiều như: bệnh heo tai xanh, hội chứng chết sớm ở tôm, hàm lượng chất kháng sinh cao trong tôm, cúm gia cầm,… xuất hiện ngày càng nhiều và với mức độ ngày càng lớn. Do đó, người tiêu dùng và các thị trường nhập khẩu cũng đề phòng hơn với việc sử dụng thực phẩm, các biện pháp kiểm tra an toàn thực phẩm cổ điển đã không thể có được hiệu quả cao, vì thế mà đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp để khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm ngày càng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các dịch bệnh trên gây mất lòng tin của người tiêu dùng là do việc kiểm soát không được triệt để quá trình sản xuất chế biến các sản phẩm để cung cấp cho thị trường.

 Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Hiện nay, đứng trước nguy cơ các sản phẩm thủy sản cung cấp cho người tiêu dùng tiêu dùng không được đảm bảo về mặt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, EU đã đưa ra quy định IUU về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và đã được áp dụng bắt buộc vào ngày 01/01/2010 đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. Hay như các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc lại dựng lên một hàng rào về việc kiểm tra hàm lượng chất kháng sinh rất khắc khe áp dụng lên các mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Vì thế, đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu, tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản từ người nuôi trồng đến người chế biến đều phải thiết lập được một hệ thống truy xuất nguồn gốc trong suốt quá trình đường đi của

sản phẩm, nhằm bảo đảm được việc xác định đúng nguyên nhân nếu sản phẩm có vấn đề về chất lượng từ đó đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất.

 Chú thích:

: dòng thông tin trao đổi giữa các cơ sở : dòng thông tin truy xuất

Sơ đồ 1.9: Quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cung ứng cho sản phẩm thủy sản theo phương pháp nuôi trồng

Trong vấn đề về truy xuất nguồn gốc, yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của toàn chuỗi là thông tin về xuất xứ của sản phẩm (như địa điểm trại nuôi, môi trường nuôi, con giống…), thông tin về những tác động bên ngoài (như kỹ thuật nuôi, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản…), thông tin về tiêu thụ sản phẩm (như nhà phân phối, khách hàng, thị hiếu thị trường, giá cả…). Việc tạo được sự kết nối các thông tin lại với nhau thành một hệ thống từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, điều này sẽ tạo ra được một hệ thống thông tin để việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm được hoàn thiện. Việc xử lý và lưu trữ những thông tin thu thập được sẽ tùy vào yêu cầu và trình độ của mỗi doanh nghiệp mà được thực hiện theo nhiều cách khác nhau.

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm luôn được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, nhưng những đối tượng chủ yếu quan tâm tới việc này là người tiêu dùng và nhà

Tr u y x u ất Tr u y x u ất Mã h ó a Mã h ó a Mã hóa Mã hóa Mã hóa Mã hóa Mã hóa - Thức ăn - Hóa chất, chế phẩm sinh học Cơ sở sản xuất giống Cơ sở ươm giống Cơ sở nuôi thủy sản Đại lý nguyên liệu Cơ sở chế biến Cơ sở đóng gói, bảo quản Cơ sở phân phối Cơ sở bán lẻ Mã hóa Truy xuất Truy xuất Truy xuất Truy xuất Truy xuất Truy xuất

sản xuất. Nếu như nhà sản xuất (nhà quản lý) thực hiện ttruy xuất nguồn gốc sản phẩm với mục đích xác định các điểm đến của sản phẩm nhằm thực hiện nghiên cứu thị trường và sức tiêu thụ. Mặt khác, nếu có những mối đe dọa phát sinh thì có thể truy cứu trách nhiệm của khâu trực tiếp gây ra, hoặc xác định vị trí để thu hồi sản phẩm bị lỗi có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Còn phía người tiêu dùng thì mục đích chính của họ là muốn biết sản phẩm mình đang sử dụng có quá trình hình thành sản phẩm như thế nào, được nuôi ở đâu, loại con giống nào, việc sản xuất có gây ra các vấn đề về môi trường hay không,… để từ đó có đánh giá riêng của họ về chất lượng của sản phẩm.

Từ đó, ta thấy rằng bản thân của hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm không phải là các điều kiện về chất lượng hay vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng nó lại có một mối quan hệ mật thiết với việc cung cấp những thông tin đó cho việc quản lý trong suốt chuỗi giá trị của sản phẩm. Mặt khác, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn phản ảnh được một cách đầy đủ và chân thực nhất về các chương trình và các tiêu chuẩn như HACCP, MSC, Global GAP, ASC… Ngoài ra, nó còn cho ta biết về trình độ cũng như trách nhiệm của người sản xuất ra sản phẩm trong cả chuỗi cung ứng.

Do đó, nếu như ta có hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoàn hảo thì người sản xuất nhờ vào đó mà sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm do mình làm ra. Từ đó mà các doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của doanh nghiệp mình trên thị trường trong nước và thế giới, đồng thời cũng tạo cho sản phẩm do doanh nghiệp làm ra có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường, dễ dàng vượt qua được mọi rào cản về kỹ thuật hơn nhằm nâng cao được phần lợi nhuận thu về.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 42)