Phƣơng hƣớng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 61)

Trang Seafoods-F17

Thời gian tới Công ty sẽ dựa vào năng lực Công ty và tình hình thị trường cụ thể để từ đó đề ra các phương hướng phát triển phù hợp:

- Thực hiện kế hoạch: phấn đấu đạt lợi nhuận năm 2013 phải tăng 10% so với năm 2012, tối thiểu cũng phải duy trì ổn định không để giảm sút.

- Tập trung đẩy mạnh và phát triển các thị trường chủ lực và tiềm năng là Mỹ, EU và Hàn Quốc. Ngoài hai thị trường chủ lực là Mỹ và EU, Hàn Quốc là thị trường tiềm năng khai phá rất cao.

- Củng cố và duy trì sản lượng xuất khẩu trên các thị trường truyền thống như Nhật Bản, nhằm mục tiêu ổn định công ăn việc làm và đời sống cho công nhân trong toàn Công ty. - Tăng cường thiết lập mối quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong lúc trái vụ…

- Nâng cao hoạt động Marketing của Công ty. Đầu tiên là việc hoàn thành webside của Công ty, đây là công cụ hỗ trợ đắt lực trong việc quảng bá hình ảnh của Công ty với khách hàng trong và ngoài nước.

- Nâng cao điểm bán hàng nội địa để bán cả sản phẩm của chính Công ty và từng bước đưa sản phẩm của mình vào kênh bán hàng hiện đại là siêu thị. Đặc biệt Công ty đang tiến hành một dự án lớn về việc xây dựng siêu thị riêng của Công ty, nhằm chuyên trách về cung cấp các mặt hàng thủy sản chính ra thị trường nội địa, đưa sản phẩm của Công ty dễ dàng đến tay của người tiêu dùng trong nước hơn.

2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 giai đoạn 2009-2011

ĐVT: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2009/2010 Chênh lệch 2010/2011

± Tỷ lệ

(%) ±

Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 850.007.782.590 986.165.504.834 1.527.589.301.985 136.157.722.244 16,02 541.423.797.151 54,90 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 759.488.026 2.442.814.325 1.096.200.000 1.683.326.299 221,64 -1.346.614.325 -55,13 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 849.248.294.564 983.722.690.509 1.526.493.101.985 134.474.395.945 15,83 542.770.411.476 55,18 4. Giá vốn hàng bán 662.847.859.412 842.625.755.595 1.315.454.292.009 179.777.896.183 27,12 472.828.536.414 56,11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 186.400.435.152 141.096.934.914 211.038.809.976 -45.303.500.238 -24,30 69.941.875.062 49,57 6. Doanh thu hoạt động tài chính 13.649.879.247 20.904.710.505 36.940.850.795 7.254.831.258 53,15 16.036.140.290 76,71 7. Chi phí tài chính 16.683.365.027 16.385.196.723 28.504.992.254 -298.168.304 -1,79 12.119.795.531 73,97 Trong đó: chi phí lãi vay 16.683.365.027 15.213.811.551 22.449.885.754 -1.469.553.476 -8,81 7.236.074.203 47,56

8. Chi phí bán hàng 54.219.809.365 71.674.706.365 72.192.348.199 17.454.897.000 32,19 517.641.834 0,72 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.623.499.670 18.671.739.572 27.085.324.940 2.048.239.902 12,32 8.413.585.368 45,06 10. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh 112.523.640.337 55.270.002.759 120.196.995.378 -57.253.637.578 -50,88 64.926.992.619 117,47 11. Thu nhập khác 12.265.052.040 953.277.681 1.147.379.032 -11.311.774.359 -92,23 194.101.351 20,36 12. Chi phí khác 1.927.270.855 807.694.852 2.604.012.694 -1.119.576.003 -58,09 1.796.317.842 222,40 13. Lợi nhuận khác 10.337.781.185 145.582.829 -1.456.633.662 -10.192.198.356 -98,59 -1.602.216.491 -1100,55 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 122.861.421.522 55.415.585.588 118.740.361.716 -67.445.835.934 -54,90 63.324.776.128 114,27 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 10.407.597.785 3.213.225.611 12.114.635.294 -7.194.372.174 -69,13 8.901.409.683 277,02

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - - - - -

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 112.453.823.737 52.202.359.977 106.625.726.422 -60.251.463.760 -53,58 54.423.366.445 104,25

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 13.492 3.135 - -10.357 -76,76 -3.135 -100,00

Nhận xét:

Từ bảng phân tích số liệu bảng 2.1 trên cho ta thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 năm 2009-2011, từ đó rút ra các nhận xét sau:

- Lợi nhuận sau thuế của Công ty sau khi đã nộp các khoản thuế cho Nhà nước, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 có lợi nhuận lớn nhất, sau đó năm 2010 lợi nhuận Công ty giảm xuống đáng kể giảm tới 53,58% so với lợi nhuận của năm 2009. Lợi nhuận của Công ty năm 2010 lại giảm mạnh như vậy là do đây là năm mà tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, kèm theo đó là lãi suất ngân hàng cũng tăng cao làm cho giá vốn hàng bán của Công ty cũng tăng theo làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhưng vào năm 2011 thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã được cải thiện đáng kể , lợi nhuận tăng lên 104,25% so với năm 2010 đạt mức 106.625.726.422 đồng. Có được khoản lợi nhuận này là do Công ty đã có những chính sách khắc phục những khó khăn và đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn.

 Xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, ta thấy năm 2011 tuy đã ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn là một năm đầy biến động do những ảnh hưởng vẫn còn từ thời kỳ khủng hoảng vừa qua. Với các công ty sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nói riêng thì đây vẫn còn là một năm khó khăn do nền kinh tế của những nước khác cũng đang gặp nhiều khó khăn nên cầu thị trường giảm, các rào cản về phi thuế quan được các nước dựng lên gắt gao nhằm bảo hộ ngành sản xuất ở nước họ ( như là Mỹ, EU, Nhật Bản…), làm cho sản lượng xuất khẩu của các công ty chế biến thủy sản nước ta giảm sút làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh chung đó, mà năm 2011 lại là năm sản xuất kinh doanh có hiệu quả đối với Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, điều này cho thấy những cố gắng, nổ lực của Công ty thể hiện qua các chính sách, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty đề ra là đúng đắn và mang lại được hiệu quả tốt.

- Doanh thu của Công ty theo bảng kết quả sản xuất kinh doanh ở trên ta thấy qua 3 năm đều tăng. Năm 2009, doanh thu của Công ty đạt được 850.007.782.590 đồng; qua năm 2010 doanh thu của Công ty tăng lên 136.157.722.244 đồng so với năm 2009 tương

đương với 16,02%. Đến năm 2011, doanh thu của Công ty tăng mạnh so với năm 2010 đạt tới 1.527.589.301.985 đồng; tương đương với 54,90%, tăng hơn gấp đôi so với năm trước đó. Điều đó cho thấy Công ty đã thực hiện tốt các việc đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng thủy sản của mình.

- Các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty trong ba năm 2009, 2010 và 2011 có sự biến động tăng giảm không đều nhau. Năm 2009, các khoản giảm trừ chỉ ở mức là 759.488.026 đồng thì đến năm 2010 lại tăng mạnh lên tới 2.442.814.325 đồng; tương đương tới 221,64% tăng tới hơn 3 lần so với năm 2009. Đây là một biểu hiện không tốt cho Công ty, điều này chứng tỏ rằng khoản mục hàng bán bị trả lại trong các khoản giảm trừ tăng lên rõ rệt, cho thấy chất lượng hàng hóa, sản phẩm của Công ty không đáp ứng được điều kiện xuất khẩu qua các nước khác và nằm trong thời điểm dư âm của cuộc khủng hoảng làm ảnh hưởng xấu đến doanh thu.

Qua năm 2011, các khoản giảm trừ đạt 1.096.200.000 đồng, đã giảm được 1.346.614.325 đồng so với năm 2010, tương đương với việc giảm được 55,13% . Điều này cho thấy, sau 1 năm, Công ty đã chú trọng hơn vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm đẩy mạnh việc xuất khẩu. Đây là một biểu hiện tốt chứng tỏ cho việc hàng bán bị trả lại trong các khoản giảm trừ đã giảm xuống rõ rệt.

- Doanh thu thuần của Công ty theo bảng 2.1 ta thấy qua ba năm đều tăng. Năm 2009, doanh thu thuần của Công ty là 849.248.294.564 đồng. Đến năm 2010, doanh thu thuần đã tăng lên 134.474.395.945 đồng so với năm 2009 tương đương với 15,83% đạt được 983.722.690.509 đồng. Năm 2011, doanh thu thuần đạt tới 1.526.493.101.985 đồng; tăng mạnh so với năm 2010; tăng tới 55,18%.

- Giá vốn hàng bán cũng tăng qua ba năm. Năm 2009, giá vốn hàng bán đạt 662.847.859.412 đồng nhưng qua năm 2010 thì giá vốn hàng bán đã tăng nhẹ ở mức 179.777.896.183 đồng tương đương với 27,12% so với năm 2009. Năm 2011, giá vốn hàng bán lại tăng nhưng lần tăng này mạnh hơn so với năm 2010 là 472.828.536.414 đồng tương ứng với 56,11 %. Giá vốn hàng bán tăng liên tục qua ba năm cho thấy hoạt động thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất tăng lên làm cho giá thành phẩm cũng tăng lên.

- Thêm vào đó sự tăng lên của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính cũng góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.

 Chi phí bán hàng năm 2009 là 54.219.809.365 đồng; qua năm 2010 chi phí cho bán hàng tăng lên 17.454.897.000 đồng tương ứng với việc tăng lên 32,19% đạt mức chi phí là 71.674.706.365 đồng. Năm 2011, chi phí hàng bán lại tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng nhẹ lên 517.641.834 đồng tương đương với tỷ lệ là 0,72% so với năm 2010 và chỉ đạt ở mức là 72.192.348.199 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng qua ba năm. Khi ở năm 2009, chi phí của quản lý doanh nghiệp đạt mức 16.623.499.670 đồng. Và tăng nhẹ vào năm 2010 ở mức là 2.048.239.902 đồng ứng với mức tỷ lệ là 12,32% đạt được 18.671.739.572 đồng. Đến năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh hơn so với năm trước ở mức là 8.413.585.368 đồng tương đương với 45,06%; tăng hơn gấp đôi so với năm 2010 đạt ở mức 27.085.324.940 đồng.

 Chi phí tài chính năm 2009 của Công ty là 16.683.365.027 đồng, nhưng qua năm 2010 chi phí này giảm xuống mức 298.168.304 đồng ứng với mức tỷ lệ giảm là 1,79% ; chi phí tài chính năm 2010 là 16.385.196.723 đồng. Năm 2011, chi phí tài chính tăng lên mức là 28.504.992.254 đồng; mức tăng khá cao tăng lên đến 12.119.795.531 đồng ứng với mức tỷ lệ là 73,97% so với năm 2010. Chi phí tài chính tăng cho ta thấy công ty còn đi vay nhiều, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí tài chính.

 Như bảng 2.1, ta thấy các khoản chi phí này của Công ty vẫn còn khá cao, không có sự giảm xuống, điều này sẽ gây nên bất lợi cho Công ty vì nó sẽ làm giá thành tăng lên, giảm sức cạnh tranh của Công ty trong thị trường.

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2009 là 122.861.421.522 đồng, sang năm 2010 phần tổng lợi nhuận này giảm mạnh chỉ còn 55.415.585.588 đồng, giảm đến 67.445.835.934 đồng ứng với 54,90% so với năm 2009. Sau đó phần lợi nhuận này lại tăng mạnh 63.324.776.128 đồng ứng với 114,27% so với năm 2010; và đạt được 118.740.361.716 đồng nhưng vẫn chưa phục hồi lại bằng năm 2009.

- Hằng năm Công ty đều thực hiện tốt việc đóng thuế cho nhà nước, năm 2009 công ty đóng 1 khoản là 122.861.421.522 đồng, và giảm ở năm 2010 Công ty chỉ phải đóng thuế là 55.415.585.588 đồng, cuối cùng vào năm 2011 khoản thuế mà Công ty phải đóng cho Nhà nước là 118.740.361.716 đồng tăng lên so với năm 2009.

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, tuy nền kinh tế thế giới đã bước ra khỏi thời kỳ suy thoái nhưng những ảnh hưởng mà suy thoái mang lại vẫn còn tồn tại, tác động không nhỏ đến ngành sản xuất và kinh doanh thủy sản, đặc biệt là tình hình xuất khẩu do nhiều nước đang nâng cao các rào cản phi thuế quan. Nhiều doanh nghiệp dưới sức ép của nền kinh tế không thể trụ được dẫn đến phá sản. Nhưng Công ty trong bối cảnh kinh tế khó khăn và cạnh tranh khốc liệt của thị trường vẫn tồn tại vững chắc đến ngày nay, đó là một sự nỗ lực vượt bậc nhờ vào khả năng quản lý của doanh nghiệp tốt. Thêm vào đó là uy tín mà Công ty đã tạo được trên thị trường từ trước đến nay đối với khách hàng, và sản phẩm thì luôn được Công ty quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ khách hàng ngày càng được Công ty chú trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 61)