Chi phí – lợi nhuận của đại lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 108)

Thực trạng hiện nay tại thị trường tôm thẻ chân trắng trong nước ta với đặc thù là mặt hàng thủy hải sản nên thì đa số các hộ nuôi tôm thẻ, chiếm từ 70% - 80% là sử dụng hình thức bán tôm nguyên liệu thông qua các đại lý trung gian. Đây là hình thức được sử dụng nhiều nhất không chỉ cho riêng Công ty cổ phẩn Nha Trang Seafoods-F17 mà còn là phương thức được sử dụng phổ biến nhất tại các công ty sản xuất – chế biến và xuất khẩu thủy sản của nước ta. Đây cũng là một đặc trưng riêng tồn tại từ xưa cho đến nay của ngành thủy sản nước ta.

- Đại lý cấp 1

Bảng 2.11: Chi phí và lợi nhuận của đại lý cấp 1

ĐVT: Đồng/kg nguyên liệu

CHỈ TIÊU GIÁ CHI PHÍ

Chênh lệch giá mua và giá bán 4.000

Chi phí thu hoạch 504

Chi phí vận chuyển 730

Chi phí bảo quản bằng nước đá, điện 990

Chi phí giao dịch 636

Chi phí khác 640

TỔNG CHI PHÍ 3.500

LÃI 500

Nguồn: từ các đại lý cấp 1 của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

Nhận xét:

Qua bảng 2.11 ta thấy đại lý cấp 1 phải chịu những khoản chi phí cố định bao gồm: chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí giao dịch và những khoản chi phí khác. Qua việc điều tra và tìm hiểu ta có tổng chi phí trung bình mà các đại lý cấp 1 phải chi trả là 3.500 đồng/kg nguyên liệu, vậy lợi nhuận mà các đại lý cấp 1 này thu được do chênh lệch giữa giá bán và giá mua là 500 đồng/kg nguyên liệu.

- Đại lý cấp 2

Bảng 2.12: Chi phí và lợi nhuận của đại lý cấp 2

ĐVT: Đồng/kg nguyên liệu

CHỈ TIÊU GIÁ CHI PHÍ

Chênh lệch giá mua và giá bán 1,000

Chi phí vốn 536

Chi phí điện thoại 48

Chi phí nhân công giao hàng 66

TỔNG CHI PHÍ 650

LÃI 350

Nguồn: từ 3 đại lý cấp 2 của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

Nhận xét:

Qua bảng 2.12, ta thấy có các khoản chi phí mà đại lý cấp 2 phải chịu chủ yếu bao gồm: chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí giao dịch, chi phí nhân công giao hàng. Qua đó ta nhận thấy tổng chi phí mà đại lý cấp 2 bỏ ra là 650 đồng/kg nguyên liệu tôm thẻ chân trắng , vì thế mà phần lợi nhuận thu về được là 350 đồng/kg nguyên liệu tôm thẻ chân trắng.

Như vậy, tại các khâu trung gian thì tổng chi phí mà các đại lý phải bỏ ra bằng 5.150 đồng/kg nguyên liệu và phần lợi nhuận trung bình mà các đại lý thu về được là 850 đồng/kg nguyên liệu. Vì thế mà khi các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng chọn hình thức bán qua các đại lý (2 cấp đại lý) trung gian thì điều này cũng có nghĩa là họ chấp nhận mất đi một khoảng lợi nhuận là 850 đồng/kg nguyên liệu cho các đại lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)