Cấu trúc chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 27)

Chuỗi cung ứng đã được các doanh nghiệp ứng dụng vào quản lý sản xuất kinh doanh từ những năm đầu thập niên 90. Trước đây, khi các thị trường có thay đổi chậm chạp, người tiêu dùng chưa có những yêu cầu khác nhau đối với một dòng sản phẩm nào đó, thị hiếu của họ cũng chưa quá khắc khe đối với các sản phẩm tồn tại trên thị trường vào giai đoạn này. Vì thế mà các doanh nghiệp vào thời điểm đó muốn thành công thì họ cần phải tìm cách để họ có thể thâu tóm trong tay gần như toàn bộ chuỗi cung ứng, càng thâu tóm được nhiều thành phần trong chuỗi thì càng tốt. Vậy nên, chuỗi cung ứng này được gọi là chuỗi cung ứng kết hợp theo chiều dọc, với mục đích chủ yếu là tối đa hóa được hiệu suất thông qua hiệu quả kinh tế dựa trên qui mô. Mô hình này sẽ đạt được hiệu quả cao nhất đối với dạng thị trường có nền kinh tế công nghiệp đồng bộ và đại trà, dễ dự đoán như những năm đầu thập niên 90.

Nhưng ngày nay, khi thị trường mỗi ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn thì khách hàng bắt đầu có những quan tâm đặc biệt đến những sản phẩm ưa thích. Lúc này mô hình chuỗi cung ứng liên kết theo chiều dọc bắt đầu lộ ra những điểm yếu và đứt gãy. Vì đối với thị trường năng động như hiện nay thì mô hình đó đã không còn đủ khả năng linh hoạt hoặc không thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng kịp thời những yêu cầu ngày càng trở nên khắt khe của khách hàng. Đứng trước xu thế đó, chuỗi cung ứng đã biến đổi sang một dạng liên kết mới mà các chuyên gia gọi là mối liên kết ảo. Với liên kết này, các doanh nghiệp không phải thâu tóm hết các mắt xích tham gia trong chuỗi mà doanh nghiệp phải chủ yếu tạo được những mối liên hệ chặt chẽ với những nhân tố này với nhau. Lúc này mỗi mắt xích trong chuỗi sẽ chuyên môn hóa một hoạt động mà họ thực hiện tốt nhất, từ đó sẽ giúp cho từng doanh nghiệp trong chuỗi có thể bắt kịp với tốc độ thay đổi từng ngày của thị trường hiện nay, đồng thời không ngừng học hỏi những kĩ năng mới để tồn tại trong thị trường của mình. Đây chính là những ưu điểm mà mối liên kết ảo này mang lại để khắc phục những điểm yếu của mối liên kết dọc.

Sơ đồ 1.4: Liên kết dọc chuyển sang liên kết ảo

Trong xu hướng toàn cầu hóa như ngày nay, công nghệ kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, mặt khác sự cạnh tranh trên thị trường lại khốc liệt, điều này đã tạo ra điều kiện để chuỗi cung ứng hình thành và ngày càng phát triển. Chuỗi cung ứng hình thành nhiều mắt xích liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi mắt xích sẽ tập trung vào khâu mà nó làm tốt nhất ( tính chuyên môn hóa cao).

Trong thực tế, hiện nay tồn tại hai kiểu mô hình chuỗi cung ứng là mô hình chuỗi cung ứng đơn giản và mô hình chuỗi cung ứng mở rộng.

- Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất chỉ bao gồm doanh nghiệp, các nhà cung cấp và khách hàng. Đây là ba nhóm mắt xích cơ bản để tạo nên một chuỗi cung ứng.

Sơ đồ 1.5: Chuỗi cung ứng đơn giản Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Mô hình kết hợp theo chiều dọc Nguyên vật liệu thô Vận tải Sản xuất Phân phối Đại lý trƣng bày, bán lẻ Công ty cung cấp nguyên vật liệu thô Công ty vận tải Nhà máy sản xuất Nhà máy phân phối độc lập Đại lý bán lẻ độc lập Kết hợp theo chiều dọc – một cách “kết hợp cũ”. Giờ đây, các công ty tập trung vào các năng lực cốt lõi của mình, và hợp tác với nhiều công ty khác để tạo ra chuỗi cung ứng phù hợp với yêu cầu của thị trường tăng trường Các thị trƣờng đại trà có tốc độ biến đổi chậm chạp Các thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng nhanh

- Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng (phức tạp) là chuỗi cung ứng mà ngoài ba mắt xích cơ bản ở chuỗi cung ứng đơn giản còn thêm vào ba mắt xích nữa đó là: nhà cung ứng của nhà cung ứng (nhà cung ứng cuối cùng tại điểm đầu của chuỗi cung ứng mở rộng), khách hàng của khách hàng (khách hàng cuối cùng tại điểm cuối của chuỗi cung ứng mở rộng), và cuối cùng là các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác trong chuỗi cung ứng. Các công ty cung cấp dịch vụ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sau hậu cần (logistics); tài chính; nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin. Tuy nhiên các công ty cung cấp dịch vụ thì sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi chuỗi cung ứng khác nhau để có các công ty cung cấp dịch vụ khác nhau.

Sơ đồ 1.6: Chuỗi cung ứng mở rộng 1.2.2.3. Thành phần chuỗi cung ứng

Bất kỳ một chuỗi cung ứng nào cũng cần phải có sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp để thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cùng một chuỗi. Các doanh nghiệp này giống như các mắt xích không thể tách rời của một chuỗi hoạt động của công ty. Các doanh nghiệp này chính là nhà sản xuất, nhà phân phối hay người bán sỉ, bán lẻ hàng hóa và các công ty hoặc cá nhân đóng vai trò là khách hàng ( những người tiêu dùng thực sự). Hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp này là các nhà cung cấp các dịch vụ thiết yếu.

- Nhà sản xuất

Các nhà sản xuất hay các nhà chế biến là các công ty làm ra sản phẩm, bao gồm các nhà sản xuất nguyên liệu và các nhà sản xuất ra thành phẩm. Trong đó, các nhà sản xuất ra thành phẩm sẽ sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác. Sản phẩm ở đây có thể là sản phẩm hữu hình hoặc sản phẩm vô hình.

Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Khách hàng Nhà cung cấp Nhà cung cấp dịch vụ

- Nhà phân phối

Là các công ty tồn trữ hoặc mua một số lượng lớn hàng hóa từ các nhà sản xuất và phân phối lại đến khách hàng. Các nhà phân phối còn có thể được hiểu như các nhà bán buôn ( bán sỉ). Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức có thể sở hữu nhiều chủng loại sản phẩm tồn kho được mua từ các nhà sản xuất và sau đó bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài những chương trình khuyến mại sản phẩm và bán hàng, các nhà phân phối còn có những chức năng khác như quản lý hàng hóa tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Làm sao để lượng hàng tồn kho không được vượt quá thời gian sử dụng, cân bằng được lượng hàng tồn kho để đảm bảo luôn có hàng cung cấp cho nhu cầu của thị trường.

- Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ sẽ có lượng dự trữ hàng hóa và bán lại cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn so với nhà phân phối. Các nhà bán lẻ trong quá trình bán hàng cũng sẽ có sự theo dõi để nắm bắt về nhu cầu và ý kiến của khách hàng tại khu vực của họ. Vì mục tiêu chính của nhà bán lẻ sẽ là thu hút được nhiều khách hàng nên họ thường sử dụng các phương pháp quảng cáo và một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.

- Khách hàng

Khách hàng còn gọi là người tiêu dùng là cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm được sản xuất từ công ty chế biến/sản xuất. Một khách hàng có thể mua nhiều loại sản phẩm khác nhau, hoặc họ có thể sử dụng sản phẩm này để kết hợp với một sản phẩm khác sau đó bán chúng lại cho một khách hàng khác, hay một khách hàng có thể là người tiêu dùng cuối cùng.

- Nhà cung cấp dịch vụ

Đây là những công ty chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt nhằm tập trung vào một hoạt động đặc thù nào đó mà chuỗi cung ứng cần. Chính nhờ sự chuyên môn hóa này mà các nhà cung cấp dịch vụ có thể thực hiện các dịch vụ hiệu quả hơn và đạt được những mức giá tốt hơn so với các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc sản phẩm do người tiêu dùng tự làm.

1.2.2.4. Các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng

Mỗi chuỗi cung ứng khác nhau thì sẽ có các đặc điểm khác nhau, cũng như những khó khăn hay thách thức mà chúng phải gặp cũng khác nhau, và thị trường mà chúng hướng tới có những kiểu nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố khác nhau trên thì bất kỳ một chuỗi cung ứng nào cũng sẽ có chung những vấn đề cơ bản giống nhau, cụ thể ở đây là các thành phần cơ bản tạo nên một chuỗi cung ứng. Một dây chuyền cung ứng sẽ được tạo nên bởi 5 thành phần cơ bản là: sản xuất, hàng hóa lưu kho, địa điểm, vận tải, thông tin.

- Sản xuất:

Sản xuất là đề cập đến công suất chế tạo ra sản phẩm và khả năng dự trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Các phương tiện để sản xuất ra sản phẩm là nhà máy và kho chứa. Vấn đề cơ bản mà các nhà quản lý phải đối mặt khi đưa ra các quyết định về vấn đề sản xuất là làm sao để có thể cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt và hiệu quả sản xuất. Các quyết định đó phải trả lời được các câu hỏi như thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất ra bao nhiêu loại sản phẩm nào và thời gian nào? Hoạt động này cần bao gồm các công việc như lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất của nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị.

- Hàng hóa lưu kho

Hàng hóa lưu kho xuất hiện trong suốt toàn bộ chu trình vận động của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm, bao gồm mọi thứ được các nhà sản xuất, người phân phối và người bán lẻ tham gia vào nắm giữ. Chức năng của hàng hóa lưu kho đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng. Một lần nữa, doanh nghiệp phải quyết định vị trí của mình để cân bằng tối ưu giữa độ linh hoạt và năng suất. Việc doanh nghiệp nắm giữ một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho giúp cho doanh nghiệp và toàn bộ cả chuỗi cung ứng có thể phản ứng linh hoạt với những biến động mà thị trường tạo ra. Tuy nhiên, việc sản xuất và dự trữ hàng hóa lưu kho lại tiêu tốn khá nhiều chi phí, cho nên muốn đạt được mức độ hiệu quả cao trong sản xuất cần phải làm sao cho chi phí lưu kho là thấp nhất. Vì thế mà doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi được đặt ra như sau: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm?

- Địa điểm

Địa điểm là khu vực địa lý được lựa chọn để đặt các nhà máy của chuỗi cung ứng sao cho sự luân chuyển, lưu thông của từng phương tiện là thuận lợi nhất. Nó bao gồm các quyết định liên quan đến các hoạt động cần phải được tiến hành trong từng nhà máy. Các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả thể hiện ở quyết định tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm chi phí nhờ quy mô và hiệu quả, hay phân bố các hoạt động ra nhiều vị trí gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn.

Các quyết định về địa điểm phụ thuộc vào các nhân tố như: chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, điều kiện về cơ sở hạ tầng, thuế quan, sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định này sẽ tạo ra các tác động có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chi phí và đặc tính của chuỗi cung ứng, không những vậy nó còn phản ánh một các chính xác được những chiến lược cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong việc sản xuất – kinh doanh và phân phối sản phẩm ra thị trường.

- Vận tải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vận tải là việc vận chuyển mọi thứ từ nguyên liệu, đến bán thành phẩm, thành phẩm giữa các nhà xưởng với nhau trong một chuỗi cung ứng. Trong vận tải, sự cân bằng tốt nhất là sự kết hợp giữa tính linh hoạt và năng suất, điều này phụ thuộc vào phương tiện vận tải được chọn. Chi phí vận chuyển là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm, vì chi phí chuyên chở có thể chiếm đến một phần ba chi phí hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng nên những quyết định liên quan đến việc lựa chọn phương thức vận tải cũng đặc biệt quan trọng. Có 6 phương thức vận chuyển cơ bản mà công ty có thể lựa chọn:

1. Đường biển: rất hiệu quả về mặt chi phí nhưng lại là phương tiện chậm nhất, nó khá hạn chế về địa điểm chỉ phù hợp với những chỗ nằm gần sông nước hay biển, các bến cảng hay kênh đào những chỗ tàu có thể đi lại.

2. Đường sắt: rất hiệu quả về mặt chi phí nhưng khá chậm. Hạn chế của phương tiện này chỉ vận chuyển được đến những chỗ có đường ray chạy ngang.

3. Đường ống: có thể khá hiệu quả nhưng nó chỉ được áp dụng cho hàng hóa là chất lỏng hoặc chất khí như dầu, khí đốt…

4. Đường bộ (sử dụng xe tải): đây là phương thức khá nhanh và linh hoạt. Vì xe tải gần như có thể đi tới bất kỳ khu vực nào. Hạn chế của phương thức này là chi phí thường biến động theo giá xăng dầu trên thị trường, và điều kiện cầu đường ở mỗi khu vực. 5. Đường không ( sử dụng máy bay): đây là phương tiện có tốc độ vận chuyển nhanh nhất và vô cùng linh hoạt nhưng lại là loại phương tiện tốn kém nhất, không những thế nó còn đòi hỏi về cơ sở hạ tầng cao như sân bay, tiện ích đi kèm.

6. Phương tiện vận tải điện tử: là phương thức vận tải nhanh nhất, linh hoạt và hiệu quả cao về mặt chi phí. Tuy nhiên, nó chỉ có thể được dùng cho những mặt hàng đặc thù như năng lượng điện, dữ liệu, những sản phẩm khác (âm nhạc, hình ảnh, tài liệu bằng văn bản).

Với các phương tiện vận chuyển khác nhau ở các khu vực có vị trí địa lý khác nhau, với những đặc thù và ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy các nhà quản lý cần phải thiết kế những tuyến đường cũng như những mạng lưới phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa. Lộ trình và mạng lưới di chuyển sản phẩm dựa trên nguyên tắc chung là: sản phẩm có giá trị cao (như thiết bị điện tử hoặc dược phẩm) thì mạng lưới vận tải phải chú trọng nhiều hơn vào độ linh hoạt, còn với những sản phẩm có giá trị thấp (như hàng hóa có khối lượng lớn như ngũ cốc hay đồ đạc cồng kềnh) thì vấn đề mà mạng lưới chuyên chở phải chú ý đến là tính hiệu quả.

- Thông tin

Thông tin là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến bốn động cơ chi phối chuỗi cung ứng kể trên, vì nó chính là sự liên kết tất cả những hoạt động và tất cả công đoạn trong một chuỗi cung ứng. Khi sự kết nối này là một liên kết vững chắc (chẳng hạn như dữ liệu chính xác, đúng thời gian, đầy đủ) thì các mắt xích trong chuỗi cung ứng sẽ có thể đưa ra được những quyết định vận hành đúng đắn, nhờ đó mà khả năng sinh lời trong toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ được tối đa hóa. Đây là xu hướng tối đa hóa về lợi nhuận của toàn chuỗi cung ứng. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, thông tin được sử dụng với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 27)