Khái niệm chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 25)

Trong kinh doanh khái niệm về chuỗi cung ứng chỉ xuất hiện vào những năm cuối thập niên 80 và trở nên phổ biến vào những năm 90. Ngày nay, chuỗi cung ứng ngày càng được sử dụng phổ biến với những khái niệm sau:

- “ Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường.” - theo Lambert, Stock và Ellram (Lambert, Douglas M., James R.Stock và Lisa M.Ellram, 1998, “ Những nguyên tắc cơ bản của Quản trị Logistic ”, Boston, MA:Irwin/McGraw-Hill, Chương 14).

- “ Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn có cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng…” – theo Chopra và Meindl (Chopra, Sunil và Peter Meindl, 2003, “ Chuỗi cung ứng ”, tái bản lần hai, Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc., Chương 1). - “ Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến các khách hàng.” –

Ganeshan và Harrison (Ganeshan, Ram và Terry P.Harrison, 1995, “ Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng ”, Bộ môn hệ thống quản trị khoa học và thông tin, 303 Beam Business Building, Đại học Penn State, Đại học Park, PA).

Từ các khái niệm trên ta có thể thấy chúng luôn có một điểm chung đó là “ Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty ở các giai đoạn từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế biến và cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng”[3].

Chuỗi cung ứng luôn được xem giống như là một hệ thống có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi xuyên suốt cả quá trình hình thành ra sản phẩm hoàn thiện. Từ nguyên liệu, dịch vụ, thông tin, vận chuyển, tài chính của nhà cung cấp nguyên liệu đầu tiên thông qua các công ty trung gian (thường là các công ty thương mại) để đến được tay của khách hàng cuối cùng.

Như vậy, ta nhận thấy được rằng chuỗi cung ứng thực chất giống như một phần trong chuỗi giá trị. Các hoạt động chính trong chuỗi giá trị chính là chuỗi cung ứng, vì thế mà chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng, nó bao gồm tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)