Cơ hội – Thách thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 125)

CƠ HỘI THÁCH THỨC Môi trường tự nhiên

- Hiện nay, khu vực miền Trung diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đang gia tăng, việc nuôi tôm thẻ vẫn được duy trì và phát triển tốt, nên nguồn nguyên liệu luôn được đảm bảo.

- Tỉnh Khánh Hòa có lợi thế tốt về giao thông vận tải thuận lợi, ở đây lại có khá nhiều trung tâm đào tạo và nghiên cứu về thủy sản, đây cũng là một lợi thế cho Công ty trong vận chuyển hàng hóa.

- Khu vực miền Trung thường xuyên phải chịu nhiều thiên tai như mưa bão, lũ lụt, và nắng nóng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc nuôi tôm thẻ chân trắng của người dân như vỡ hồ, dịch bệnh…, làm cho người dân bị mất mùa, thua lỗ, năng suất giảm. - Các hộ dân nuôi tôm có diện tích nhỏ lẻ, không tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi. Trang thiết bị còn hạn chế nên nhiều chủ nuôi còn làm đại khái trong việc vệ sinh ao làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nguyên liệu.

Điều kiện kinh tế xã hội

- Việt Nam thuộc khu vực có nền kinh tế đang phát triển và năng động, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức tăng GDP đầu người thuộc loại cao.

- Công ty đang làm ăn với các quốc gia đều là những nước có

- Ô nhiễm các môi trường như: đất, nước, biển do hoạt động nuôi tôm của các hộ dân gây ra. Điều này tạo tác động ngược lại gây nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản, chất lượng và năng suất tôm thẻ nuôi giảm.

nền kinh tế phát triển, thu nhập đầu người cao, các nhu cầu về thực phẩm mà hiện tại là các nhu cầu về hàng thủy sản ngày càng lớn. Là một môi trường màu mỡ cho Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình.

- Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như ASIAN, APEC, WTO… nên các rào cản về thuế quan phần nào đã được dỡ bỏ.

Nhu cầu thị trường

- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ đông lạnh trên thị trường thế giới ngày càng cao. Một mặt do giá tôm thẻ rẻ hơn các loại thực phẩm thủy sản khác, mặt khác là do thành phần dinh dưỡng trong tôm thẻ. Làm tăng sản lượng xuất khẩu lớn cho toàn ngành nói chung và cho Công ty nói riêng - Nhu cầu về các mặt hàng tươi sống, các mặt hàng tinh chế đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Họ sẽ chấp nhận phần giá trị gia tăng cao của sản phẩm. Điều này tạo cơ hội tăng lợi nhuận cho các thành phần trong chuỗi nếu chất lượng được đảm bảo.

- Với quy mô và hình thức nuôi trồng tôm thẻ hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tạo được quy mô lớn. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP, BMP… Việc này sẽ gây bất lợi trong vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm,chính là rào cản lớn để sản phẩm tôm thẻ đông lạnh của nước ta nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng trên thế giới. - Nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, đã làm cho nhiều nước sụt giảm về kinh tế đến nay vẫn chưa hồi phục. Tỷ lệ người thất nghiệp cao dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm, đặc biệt là thủy sản.

Dịch vụ đầu vào

- Trên thị trường hiện nay đã có khá nhiều công ty chuyên cung cấp giống nuôi tôm thẻ chân trắng, thức ăn, thuốc mem cho nuôi trồng đã được kiểm nghiệm và đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng.

- Nhu cầu về con giống tôm thẻ phần nào đã đáp ứng đủ nhu cầu nuôi trồng trên cả nước.

- Giá thức ăn tại Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực như Thái Lan khoảng 25%. Trong khi đó chi phí cho thức ăn trong nuôi tôm thẻ đã chiếm gần 70% chi phí giá thành của một con tôm, làm cho chi phí tăng dẫn đến giá thành sản xuất cũng tăng theo cao hơn so với những nước khác. Điều này làm giảm đi khả năng cạnh tranh của nước ta cũng như Công ty.

Xuất khẩu

- Thị trường xuất khẩu của nước ta rất lớn, đặc biệt là các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…

- Các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu tôm thẻ ngày càng khắt khe hơn.

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước trong cùng mặt hàng tôm thẻ. Mặt khác còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm tôm thẻ từ các nước khác như: Thái Lan, Trung Quốc, Bangladesh…

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)