Giải pháp 1: Thiết lập mô hình liên kết dọc giữa các nhân tố trong chuỗi cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 129)

Ngày nay, khi thương mại ngành thủy sản trên thế giới đã và đang phát triển không ngừng thì yêu cầu của người tiêu dùng về các vấn đề như chất lượng – vệ sinh an toàn thực phẩm , tính bền vững của phương thức sản xuất, khả năng truy xuất nguồn gốc… ngày càng cao và đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ. Chính từ những nhu cầu này của người tiêu dùng mà các quy định, tiêu chuẩn đánh giá về vấn đề nuôi trồng như: thực hành sản xuất tốt GAP, quản lý sản phẩm tốt GMP…được ra đời và phát triển, mặt khác còn làm gia tăng các rào cản về kỹ thuật. Đây như là một thách thức lớn với người nuôi trồng và các nhà sản xuất của nước ta nói chung và đối với Công ty cổ phần Nha

Trang Seafoods-F17 nói riêng. Trên thực tế hiện nay thì người nông dân luôn là nhân tố gặp nhiều hạn chế và yếu thế hơn trước những nhân tố khác trên thị trường. Với những tồn tại nói trên thì phương thức tốt nhất được nêu ra là công ty chế biến sản xuất phải chủ động xây dựng, tổ chức lại hệ thống sản xuất của mình theo mô hình liên kết theo một chuỗi nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các nhà.

 Phương thức tiến hành

Ở thời điểm hiện tại Công ty có thể vẫn tiếp tục duy trì hình thức thu mua tôm thẻ nguyên liệu thông qua các đại lý trung gian để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời, để cải thiện chất lượng tôm thẻ nguyên liệu đầu vào của các trung gian, Công ty phải tiến hành chủ động hơn trong việc giới thiệu các kỹ thuật bảo quản, cung cấp các thông tin về thị trường, thậm chí có thể cử người của Công ty tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của các đại lý để kiểm tra, kiểm soát về nguồn nguyên liệu.

Mặt khác, Công ty nên tiến hành triển khai mô hình liên kết dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ chân trắng của mình thông qua sự ràng buộc các trách nhiệm với nhữn tác nhân tham gia vào chuỗi bằng cơ chế hợp đồng. Với hình thức này mục đích là hình thành được mối liên kết vốn lỏng lẻo giữa Công ty và các hộ nuôi tôm thẻ, thông qua các hình thức hợp đồng trực tiếp và gián tiếp để tạo ra mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữ Công ty và các hộ nuôi tôm, đồng thời cũng hạn chế việc thu mua qua các đại lý cung cấp tôm thẻ nguyên liệu. Hiện nay, hình thức hợp đồng thu mua gắn liền với việc đầu tư và bao tiêu sản phẩm có khả năng sẽ được người mua và người bán dễ dàng chấp nhận nhất, vì tính hiệu quả mà nó mang lại.

Mô hình hợp tác dọc bao gồm: Công ty chế biến xuất khẩu (Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17), các hộ nuôi tôm thẻ, các cơ sở dịch vụ (thức ăn, con giống, thuốc, chế phẩm sinh học…), nhà nhập khẩu, ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức chứng nhận… Các chủ thể trong liên kết này sẽ được ràng buộc với nhau bởi 5 hợp đồng chính là: hợp đồng bảo lãnh cung cấp giữa Công ty và các đơn vị dịch vụ đầu vào cho người nuôi tôm, hợp đồng hỗ trợ bao tiêu sản phẩm giữa Công ty và người nuôi tôm, hợp đồng bảo trợ và cung cấp tài chính tín dụng cho liên kết giữa Công ty và ngân hàng, hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty và công ty bảo hiểm, đánh giá chứng nhận giữa Công ty và chứng nhận độc lập.

Sơ đồ 3.1: Mô hình liên kết dọc của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

 Mục tiêu

- Hướng tới mục đích xây dựng được một vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, sản lượng thu hoạch cao để cung cấp cho Công ty, góp phần nâng cao chất lượng thương hiệu tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Công ty trên thị trường thế giới.

- Giảm bớt nhiều khoản chi phí như tìm kiếm thông tin, liên kết giá.

- Giảm bớt nhiều khâu trung gian trong quá trình cung cấp nguyên liệu tôm thẻ, giúp Công ty dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra. Làm tăng lợi ích kinh tế của cả các hộ nuôi tôm và Công ty.

- Giúp cho Công ty tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng cuối cùng tốt hơn, mặt khác có thể tiến hành đa dạng hóa sản phẩm và phát triển nhiều hơn những mặt hàng có phần giá trị gia tăng cao.

- Giúp cho các hộ nuôi tôm hạn chế được những thiệt hại, rủi ro khi đến mùa tôm, từ đó tránh được tình trạng bị ép giá như hiện nay.

- Hệ thống thông tin minh bạch, sản phẩm cung cấp cho khách hàng được kiểm soát chất lượng từ con giống đến thu hoạch, chế biến, bao gói, bảo quản, cấp đông và tiêu thụ.

H th ồng thô ng ti n/H th ống qu ản lý c h ất l ượ ng/h th ống tru y x u ất ngu ồn g ốc

Người cung cấp các dịch vụ đầu vào: giống, thức ăn, thuốc…

Các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng

Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 Nhà nhập khẩu H p đ ồng Viện/Trường nghiên cứu Ngân hàng Tổ chức bảo hiểm Cơ quan cấp giấy chứng nhận H p đ ồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chuỗi cung ứng của mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh tại Công ty cổ phần Nha Trang sefoods - F17 (Trang 129)